Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/11/2013, 09:26 AM

Không tin vào nhân quả thì xã hội sẽ vô cùng tối tăm

Nhân quả thiên về xây dựng niềm tin! Nếu con người không tin vào nhân quả nữa thì xã hội đã vô cùng tăm tối! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở luật nhân quả!

Nhân quả về phương diện vật lý từ 4 quy luật: lượng đổi chất đổi, bảo toàn vật chất và năng lượng, phủ định của phủ định, mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Nhưng nhân quả nhân gian thì:

1. Thân mỗi người gồm: Thể (quá khứ) , Tâm (hiện tại), Thần (tương lai), từng giây phút sống đều hội vào cả ba thì đó, xuyên kiếp...

2. Cách của mỗi người đi vào Hành (hoạt động), Sinh (cách sống), Hỗ (tương tác) với Thiên địa Nhân, quán xuyến là chính đạo chỉ có ba từ: Chân Thiện Mỹ… và Nhân Quả Nhân Gian.

Nhân quả thiên về xây dựng niềm tin! Nếu con người không tin vào nhân quả nữa thì xã hội đã vô cùng tăm tối! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở luật nhân quả!

Luật nhân quả vốn là chủ thuyết của đạo Phật

Thực ra căn cơ, hiện tượng của luật này dễ dàng tìm được các chứng nghiệm trong sự vật hiện tượng mang tính ‘vật lý’ diễn ra trong đời sống ngắn hạn của nó với các yếu tố tự thân và với môi trường bên ngoài. Ví dụ

‘trồng cây chăm chỉ tất có ngày hái quả’ / ‘oan oan tương báo, oán oán tương phùng’/ ‘Ác giả ác báo’ / Phá rừng thì lũ lụt hoành hành bất thường…. Còn luôn là một nghi vấn trong dài hạn của đời người, đặc biệt là hành vi của từng người lại gắn với hệ thống xã hội mà họ đã góp phần tạo ra, trong đó sự vụ lợi nhờ hệ thống đó là không công bằng (ví dụ sao tham nhũng nhiều đến thế, tội ác cao như núi mà vẫn được vinh thân phì gia nhiều đời, được chết êm ái đến như vậy. Trong khi có bao nhiêu người hiền lương lại thiệt thòi, đau khổ đến như thế….. ). Chính vì thế mà Đạo Phật giải thích bằng khái niệm ‘xuyên kiếp’ ngụ ý rằng Quả có thể là rất nhiều đời sau mới chứng nghiệm…

Nhưng luật nhân quả được khẳng định ở hiệu ứng sau:

- Những gì đã xảy ra luôn còn dấu vết để lại. Những gì sẽ xảy ra luôn có dấu hiệu trước về nó

Điều đó được Huy Minh (tác giả của luận thuyết "nhờ tin học có thể lý giải được Thế giới" – tôi tạm gọi như vậy) viết rất chí lý rằng: Điều quan trọng nhất là hiệu ứng trên chỉ được ghi lại trong dòng thông tin - thời gian của sự vật - hiện tượng (SVHT), có hay không? Ai ghi?

Tôi cho rằng, bản thân SVHT theo cách hoạt động của nó, tự ‘thải loại’ ra môi trường chung, ảnh hưởng vào SVHT khác mà làm nên ‘sự ghi nhận lại được’ của hiệu ứng nói trên về chính những gì của SVHT đó đã từng diễn ra, rồi đến một ngày nào có sự cộng hưởng của 4 quy luật vật lý tôi nêu trên, mà tác động ngược lại SVHT đó, gây ảnh hưởng đến nó…gọi là ‘nhân quả’ vậy.

‘Nhân quả’ theo 4 quy luật vật lý là dễ nhận thấy. Ví dụ với việc trồng Lúa như thế nào, thì ‘Nhân Quả’ nhận thấy trong 3 tháng. Ta đấm vào tường cứng, ngay lập tức thấy nhân quả làm tay đau liền, bằng chính lực ta đấm!

Nhưng có nhiều kẻ trồng lúa lười lại được ăn nó hơn người làm chăm, thì nhân quả thế nào? Đấm rất mạnh vào bị bông thì tay ta như không thấy đau, rồi bị bông đó phình trở lại, cũng dường như chả có dấu vết gì, tổn hại gì bởi bị đấm (như chẳng thấy nhân quả gì hết, mãi chưa thấy là sao?)…

Sở dĩ như thế là do việc ‘pha loãng’ hành vi của SVHT này vào môi trường chung và vào SVHT khác xảy ra ở mức độ như thế nào... Kẻ trồng Lúa lười biếng nhưng hành vi ấy bị pha loãng vào muôn điều lao động xấu khác của kẻ khác!

Tội lỗi của một quan tham ác bá (đã không bị trừng phạt lại khiến đời con cháu vẫn được hưởng lợi) bởi bị pha loãng vào cách quản lý xã hội chung (ai cũng có một tí can dự…) thì ‘Nhân Quả’ về phương diện xã hội là rất khó nhận thấy

Chưa hết. Một chiếc ô tô đi trước phụt khó bẩn tưởi (Nhân), làm những xe, dòng người đi sau phải nhận lấy độc hại (Quả), trong khi Nó đã vù đi xa về phía trước hưởng không khí trong lành tươi mát...

Thế nên để nhân quả là xác thực thì còn cần một cơ chế nữa là ‘Cách định vị SVHT như đúng là Nó, như Nó đã gây ra, và đòi Nó phải trả giá’. Nghĩa là quá trình ghi chép, sao bản thông tin có thể bị sai lạc, bị virus phá hủy… Khoa học quản lý gọi là ‘minh bạch, giải trình, đối chứng, quy trách nhiệm pháp lý’…. để xác định đúng mức độ Nhân của từng SVHT dựa trên Quả nó đã gây ra cho Xã hội, lan nhiễm, pha loãng vào môi trường…đồng thời làm rõ tính mục tiêu của hành vi…( trồng lúa để làm gì, tại sao lại đấm, tham nhũng phá hoạt những mục tiêu chung như thế nào….).

Bởi vậy nhân quả về mặt xã hội có hy vọng được chứng nghiệm ở xã hội để cao pháp luật nghiêm minh và văn minh. Nên pháp luật không ra gì là thất vọng lớn cho Nhân Tâm Xã tắc











 















Cùng với Hiệu ứng nói trên, với đời sống của từng người thì các biểu hiện, việc làm, hành vi từ Quá khứ, Hiện tại và Tương lai luôn hội lại trong từng lát cắt thời gian trong dòng đời sống của họ…đi tiếp…xuyên kiếp…nên tôi có bài thơ :

                                                                                                  Luật nhân quả trong nhân gian

Với bọn tham quan ác bá:
Sống liều bất chấp Đạo Trời
Mất mình vì cố hơn người bon chen
Được nhiều mà cứ giành thêm
Đắm vào oán nghiệt triền miên hại đời
Tạo ra trăm sự rối bời
Sau này muôn kiếp tả tơi đọa đày
Cho dù tránh được hôm nay
Trốn sao cho được lưới dày Nhân Gian
Với người dân Hiền lương:
Tu Tâm, luyện Thể, hoạt Thần
Trí Minh sáng láng trong ngần Vị Lai
Huệ năng qua vạn đúng sai
Chân hành, sinh Thiện, Mỹ đài tọa Sen
Nhân Lành Quả Ngọt báo đền
Lập nên công tích, Thánh Hiền vô vi…

 
Tác giả: Nguyễn Tất Thịnh
Nguồn: http:/chungta.com/tulieu/tu-lieu-tra-cuu/noi-them-ve-nhan-qua/default.aspx
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm