Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/06/2017, 16:37 PM

Kiếm tìm hạnh phúc?

Khi muốn trồng hoa sen để thưởng thức hương vị dễ chịu, ta phải cần đến bùn vì sen và bùn rất cần cho nhau. Khi mê chỉ thấy bùn là bùn, khi ngộ mới thấy trong bùn có sen. Bùn sen không thể tách rời nhau mà nở hoa thơm ngát được. Chúng ta không thể trồng hoa sen trên các loại đá quý được. Thế cho nên giữa hạnh phúc và khổ đau có một mối liên hệ mật thiết với nhau, khi hạnh phúc có mặt thì khổ đau không thể hiện hữu. Khổ đau và bùn tượng trưng cho mặt trái, hạnh phúc và hoa sen tượng trưng mặt phải. 

HỎI: Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc?

ĐÁP: Khổ đau là một sự thật của kiếp người vì ai cũng phải sinh già, bệnh, chết rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ. Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ, chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.

Khổ đau và hạnh phúc luôn gắn liền với nhau theo nguyên lý duyên sinh cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, thế cho nên khổ đau và hạnh phúc không thể đồng thời tồn tại. Đây là giáo lý tương tức hai chiều sâu sắc của đạo Phật chân chính, dựa trên nền tảng nhân quả của phải và trái. Giống như lật úp của một bàn tay, một bàn tay có hai mặt mới tạm gọi là bàn tay. Ta không thể tìm cầu hạnh phúc ở bên ngoài được hoặc dựa dẫm vào một người khác, nếu có hạnh phúc ấy chỉ tạm thời và sẽ mất đi khi không còn nữa.

Khi muốn trồng hoa sen để thưởng thức hương vị dễ chịu, ta phải cần đến bùn vì sen và bùn rất cần cho nhau. Khi mê chỉ thấy bùn là bùn, khi ngộ mới thấy trong bùn có sen. Bùn sen không thể tách rời nhau mà nở hoa thơm ngát được. Chúng ta không thể trồng hoa sen trên các loại đá quý được. Thế cho nên giữa hạnh phúc và khổ đau có một mối liên hệ mật thiết với nhau, khi hạnh phúc có mặt thì khổ đau không thể hiện hữu. Khổ đau và bùn tượng trưng cho mặt trái, hạnh phúc và hoa sen tượng trưng mặt phải.

Nếu chúng ta biết cách sử dụng bùn hợp lý thì ta sẽ trồng được những bông sen tuyệt đẹp, với những hương thơm nhẹ nhàng. Cũng như nếu chúng ta biết cách chuyển hóa khổ đau thì ta sẽ hưởng được chất liệu hạnh phúc do mình thể nghiệm mà không nhờ vả vào người khác. Đó mới thật sự là chân hạnh phúc.
 
Ngày xưa khi thế giới loài người mới hình thành, dòng họ nhà ma, quỷ, yêu tinh vì ghen ghét và muốn hủy diệt loài người, nên cùng nhau bàn bạc đem giấu thứ quý giá nhất của con người là hạnh phúc. Chúng tranh luận, bàn bạc với nhau nên đem giấu hạnh phúc của con người ở đâu? Trên núi cao, trong rừng thẳm, dưới biển sâu hay trong lòng đất? Cuối cùng sau khi họp bàn cân nhắc kỹ lưỡng, chúng quyết định đem hạnh phúc giấu ngay nơi thân con người. Cả lũ quỷ, ma, yêu tinh đều vui vẻ đắc thắng vì nghĩ đó là kế sách hay nhất.

Con người chúng ta thường cho rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp và có ý nghĩa hơn khi được ăn học đàng hoàng, lập gia đình rồi sinh con đẻ cái cùng sống bên mái ấm gia đình là hạnh phúc. Đó là ước mơ và hoài bão của những người trẻ, đến khi khôn lớn trưởng thành rồi lập gia đình và bắt đầu có con, ta lại vỡ mộng vì con còn quá nhỏ nên tự an ủi mọi việc sẽ tốt đẹp hơn khi các con khôn lớn.

Và đến lúc ấy ta lại thất vọng hơn nữa vì con đến tuổi đi học nên phải chăm sóc, lo lắng cho chúng nhiều hơn nên lại càng vất vả khó khăn. Cứ thế ngày tháng trôi qua, ta lại tự an ủi mai này con cái trưởng thành, chắc chắn ta sẽ được hạnh phúc. Suốt một chặng đường từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp, cưới vợ lấy chồng, có con và nghỉ hưu; tất cả đều thoáng qua nhanh và từng giai đoạn là những nỗi lo toan vất vả, bộn bề để tìm kiếm mưu sinh.

Hạnh phúc là thứ mà người ta luôn kiếm tìm và dành quá nhiều ngôn ngữ lời nói để miêu tả nó, nhưng ít ai cảm nhận được hạnh phúc thật sự? Ngày hôm nay, khi con người nhanh chóng hội nhập vào cuộc sống mới để không ngừng gia tăng “tìm kiếm” hạnh phúc mà có ai được hạnh phúc trọn vẹn đâu. Có người nghĩ rằng được vào trường đại học mà mình mong muốn là niềm hạnh phúc lớn nhất…. Người khác cảm thấy hạnh phúc với mình là khi ra trường có công ăn việc làm và thu nhập ổn định để có gia đình. Có người lại nói hạnh phúc có nghĩa là làm được những gì mình mong muốn.

Quan niệm hạnh phúc tùy vào từng độ tuổi, nhu cầu… mà mỗi người đều có một mong muốn riêng. Cô nhân viên làm cho tiệm cà phê thì mong muốn mỗi ngày khách đều đông, để có thể nhận được tiền boa từ những khách sộp. Cuộc sống hiện tại với bộn bề công việc và nhiều áp lực, nên rất khó tìm được hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, nó nằm ngay nơi thân và tâm mình. Hiện tại nếu chúng ta biết trân quý thời gian thì đó là thời điểm hạnh phúc nhất dù cuộc sống lúc nào cũng khó khăn và nhiều phiền muộn, khổ đau. Hạnh phúc chính là ta đang làm việc gì biết việc đó, ta phải sống với những gì trong hiện tại mà hiện tại chính là đây.

Ta đừng chờ cho tới khi tốt nghiệp ra trường, chờ khi có việc làm tương xứng, chờ được tăng lương, chờ có công việc mới, chờ một mẫu người lý tưởng để gá nghĩa vợ chồng, chờ đến ngày thứ bảy hay sáng chủ nhật để sum họp gia đình, chờ lĩnh lương cuối tháng và chờ cho xuân-hạ-thu-đông bốn mùa thay đổi, chờ mãi cho đến ngày ta nhắm mắt lìa đời thì hạnh phúc thật sự có khi cũng chưa tìm được.

Chúng ta hãy thường xuyên suy nghĩ về điều này, cuộc sống lúc nào cũng ngắn ngủi và thoáng qua nhanh, thở ra mà không thở vào thì không còn nữa? Và thật đúng như thế! Sức mạnh loài người có thể chinh phục được vũ trụ, nhưng lại không thể dễ dàng chiến thắng được chính mình. Đúng là hạnh phúc nằm ngay trong bản thân con người nhưng con người lại không chịu thừa nhận, bởi hạnh phúc không có hình dáng, tướng mạo, không xúc chạm được nên khó thấy, khó biết.

Cũng như sức mạnh tâm linh của mỗi người chính là nội tâm thanh tịnh, sáng suốt; nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm