Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/11/2013, 09:58 AM

"Kiếp này được làm người sao còn không tu” (2)

Bởi vậy, chúng ta đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào Tam Bảo, vào tăng già. Chính mỗi người phải tự nhận thức được rằng điều gì đáng học hỏi được từ vị tăng sĩ đó chứ không nên chấp vào những việc vị ấy làm. Hay “y pháp bất y nhân” là vậy.

Ảnh minh họa
Các bạn đồng tu

Để dành những lời xiển dương, tán thán tới đức Phật và giáo lý của Người, quả thực, ngôn từ thế gian khó sao diễn tả hết. Có bao nhiêu vi trần trên thế gian này, và ví như mỗi hạt đều thanh tịnh và tuyệt diệu, đều tỏa hương thơm ngát, tôi nguyện đem tất cả những thanh tịnh, tuyệt diệu và thơm ngát ấy dâng lên Người và các pháp với tâm chí thành nhất.

Quy Y Tam Bảo, thọ nhận năm giới, chúng ta trở thành người con Phật. Nhưng, xin trích dẫn lời của một tu sĩ trong cuốn “Hoa sen trên tuyết”01: “Trở nên một phật tử không phải một nhãn hiệu để dán lên người nhưng là một lối sống. Ông hãy tìm hiểu đạo Phật một cách kỹ lưỡng, nếu thấy nó thích hợp thì hãy sống theo lời đức Phật chỉ dạy, được như thế thì các ông đã là những phật tử rồi. Vấn đề không phải trở nên một phật tử mà là sự khám phá ra chính mình và sống thực với mình. Tất cả những gì không thực đều phải loại bỏ đi...”.

Kể từ lúc ấy, chúng ta chăm chỉ tới đạo tràng, không chỉ một mà biết thông tin đạo tràng nào có lịch tu tập, có thời gian, chúng ta đều tới, tụng kinh, nghe quý thầy chia sẻ, giảng pháp. Người thì rất chịu khó thỉnh kinh sách, băng đĩa về tự tìm tòi. Người lười đọc, thì tìm tới các bạn đồng tu, các tiền bối, quý thầy, quý cô để thỉnh pháp, giải đáp những điều chưa biết hay còn vướng bận. Rồi cũng được một tời gian, giả như trong lễ quy y đó, có trăm người, sau một năm, thậm chí là vài tháng, còn lại mấy ai siêng năng, chịu khó tầm sư, học đạo? Cũng lắm lý do. Và hầu hết, họ đều đổ cho chữ “duyên” và gắn thêm chữ “tùy” vào trước. Dẫu sao, nếu những phật tử đã thọ nhận năm giới, họ luôn ghi nhớ và thực hành, thì cũng đã rất tốt.

Những phật tử, tạm gọi là mới, thường rất muốn được gặp gỡ, được lắng nghe và hỏi nhiều điều về Phật pháp, về cuộc sống. Đó thực quả rất tốt khi được gần gũi với Tăng bảo. Nếu như vị tăng sĩ đó giữ đúng giới luật, oai nghi, thực đáng dâng lòng thành kính. Điều đáng nói ở đây, là bản thân người xuất gia tu hành chưa có xứng với 2 chữ “tăng bảo”.

Không bàn tới chuyện phạm giới, phá giới hay chưa giữ oai nghi, bởi những điều đó bản thân các thầy Tỳ kheo tự biết hơn ai hết. Cái đáng buồn nhất, là làm ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh người tăng sĩ Phật giáo, làm cho những tín đồ sanh tâm điên đảo, nặng hơn là mất niềm tin vào tăng già…

Một người thầy mà tôi kính trọng, trong lúc thưởng trà, tôi thỉnh thầy nhận tôi làm đệ tử. Thầy cười và nói: “Này con, thầy và trò đến với nhau là bởi cái duyên. Sư phụ và đồ đệ không phải cứ muốn nhận là được. Nhưng, người thầy lớn nhất với mỗi chúng ta, không phải là một người nào đó, mà chính là cuộc đời này. Chính cuộc đời sẽ dạy con, chính con sẽ phải trải nghiệm và rút ra được bài học cho mình.”

Tối muốn gởi tiếp lời của HT.Thánh Nghiêm02 tới các bạn: “Đối với một phật tử chánh tín, sùng bái Phật bảo là vì Pháp bảo; và để tiếp tục thu được Pháp bảo thì phải sùng bái Tăng bảo…Ngay đối với những tăng sĩ không giữ giới thanh tịnh, nhưng có kiến giải đúng đắn, biết thuyết pháp cũng phải cung kính cúng dường. Sự thực, trong thời đại cách Phật diệt độ đã xa, Thánh Tăng rất khó gặp. Đối tượng kính tăng thường là phàm phu tăng, tỳ kheo và tỳ kheo ni. Trong kinh cũng nói cúng dường Thánh tăng và cúng dường phàm phu tăng không có khác biệt, đều có công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn được"03.

Bởi vậy, chúng ta đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào Tam Bảo, vào tăng già. Chính mỗi người phải tự nhận thức được rằng điều gì đáng học hỏi được từ vị tăng sĩ đó chứ không nên chấp vào những việc vị ấy làm. Hay “y pháp bất y nhân” là vậy.

Vượt qua được chướng ngại trên. Bạn sẽ tiến được sâu hơn trên con đường đạo. Tìm hiểu rồi thực hành. Trải qua một thời gian. Bạn sẽ gặp một sự giao tranh trong nội tâm mình. Chúng ta tu là theo con đường trung đạo, giữ được trạng thái tâm bình quân trước mọi sự. Từng ngày thực hành, dần dần bạn sẽ làm được đối với những việc nhỏ rồi đến những việc tiếp theo lớn dần lên. Có lúc, trước một sự việc, thoạt nhiên, bạn sẽ thấy cũng bình thường thôi.

Nhưng thực tế chưa chắc đã vậy. Sâu thẳm bên trong lúc đó, xuất hiện cái “tôi” lúc trước. “Tôi” lúc trước đâu có bình thản như vậy; “tôi” sân lên, phản ứng khác bây giờ lắm; “tôi” không chịu chấp nhận… Bạn cố gạt những ý nghĩ đó ra khỏi tâm trí. Không dễ! Và một sự giằng co diễn ra bên trong bạn.

Bạn như vừa muốn xử sự theo bản năng trước đây nhưng lại nhớ ra mình đang tu tập nên lại tự ngăn mình lại. Lúc đó quả thực mệt mỏi. Có người chọn giải pháp bỏ ra chỗ khác. Liệu bỏ đi rồi tâm bạn có an trú được không? Hay vẫn nán lại vào việc ấy?

Các bạn thân mến, khi những cảm xúc như vậy khởi lên trong tâm, đừng tìm cách quên hay gạt bỏ nó đi. Hãy tự nhìn lại vào chính cảm xúc đó, quán chiếu sự tiêu cực đang nảy sinh, như một tấm gương sáng soi rõ nội tâm của mình, rồi chúng dần sẽ tự biến mất. Tôi đã học được điều này từ cuốn “Bản tôn chân ngôn trí tuệ Kim Cương thừa”04.

Là một công dân hòa mình với xã hội hiện đại ngày nay, người con Phật chúng ta cốt yếu là ứng dụng được những giáo lý nhà Phật vào cuộc sống hàng ngày. Đạo và Đời không tách xa nhau. Tu là thực hành từng ngày, từng giờ, từng phút.

Với tâm nguyện những điều tôi chia sẻ sẽ giúp được phần nào các đạo hữu trên hành trình tu tập. Những chia sẻ trên đây là chính từ quá trình trải nghiệm, học hỏi và ứng dụng của Hoa Viên.

Thiển nghĩ, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Xin được hoan hỷ lắng nghe mọi ý kiến đóng góp, nhận xét từ quý đạo hữu, phật tử gần xa.

Thân mến!

Hoa Viên

01. Hoa sen trên tuyết – Nguyên Phong dịch, Nxb Đồng Nai
02. Tiểu sử cố HT.Thánh Nghiêm
http:/giacngo.vn/lichsu/nhanvat/2009/02/04/7AD41B/
03. Tr.57, Phật giáo chánh tín – Minh Chi biên dịch, Nxb Phương Đông
04. Bản tôn chân ngôn trí tuệ Kim Cương thừa – Nhiếp chính vương Kyabje Khamtrul Rinpoche Jigme Pema Nyinjadh – Dịch: Vô Úy, Nxb Tôn giáo


TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm