Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/08/2013, 09:14 AM

Kỳ II: Về lại Ngọa Vân Am “Duyên kỳ ngộ nơi đỉnh Ngọa Vân thiêng liêng, hùng vĩ”

Những tiếng cười ròn rã, và dư âm câu chuyện về “Cậu Văn Anh khảo cổ” khiến mấy anh em quên hết những mệt mỏi, giấc ngủ thêm phần dễ chịu. 

Khí hậu trên đỉnh Ngọa Vân thật lạ, về đêm dù mới sau mưa, không khí còn ẩm nhiều, nhưng không quá lạnh, chỉ se se. 5 anh em nhanh chóng đi vào giấc ngủ êm…

Tầm 6h giờ sáng mấy anh em lục đục dậy, chẳng ai có dấu hiệu uể oải. Trước đó, từ sớm, từng hồi khánh lanh lảnh vang vọng núi rừng, như thức tỉnh hẳn và xua tan chút mệt mỏi còn rơi rớt từ mấy anh em sau một đêm leo núi.

Chúng tôi có phần khẩn trương, ngay sau khi vệ sinh cá nhân, mấy anh em bắt tay ngay vào công việc. Nhóm phật tử chúng tôi cùng nhau bao sái tôn tượng, quét dọn các gian thờ tự; nhặt rác, gom dọn rác nơi khuôn viên chính của Ngọa Vân Am…Đó cũng là tâm nguyện chính mà 5 anh em phật tử đã phát nguyện trước chuyến đi.

Ảnh chụp lúc 7h34 sáng...

8h07, nắng đã bao chùm khắp nẻo, nhìn từ đỉnh Ngọa Vân

7h sáng, đỉnh Ngọa Vân đã rực nắng vàng. Công việc có phần khẩn trương, nhưng vẫn gọn ghẽ và nghiêm túc. Công việc sớm hoàn thành, chúng tôi sửa soạn lễ vật, với tất cả tâm thành kính cúng dường Tam Bảo. Rồi chúng tôi cùng thực hiện một thời đọc Kinh ngắn trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh. Khóa lễ Nghi thức cúng Phật đơn sơ, nhưng sâu thẳm ai cũng cảm niệm công đức từ tâm, lòng hoan hỷ khôn cùng. 

Sư đệ cùng một sư huynh bao sái tượng Phật gian Tam Bảo

Một điều đặc biệt, trong nhóm chúng tôi, “phật tử” - Thạc sĩ khảo cổ học Nguyễn Văn Anh người có công khảo cổ quần thể Ngọa Vân Am nằm ở phía Tây dãy Yên Tử hùng vĩ, anh cũng đã có hàng trăm chuyến lên Am Ngọa Vân nhưng anh nói rất thật, anh là phật tử chưa quy Y, và cũng hiếm khi dự lễ như vậy. Nhưng tôi cảm nhận sâu sắc nơi anh, trí nguyện lớn lao với tất cả tâm thành, ngưỡng vọng hết mình vì đạo pháp và dân tộc.

Chừng 9h30, tiếng người râm ran mỗi lúc thêm gần. Sáng nay, theo “lịch” làm việc của “Cậu Văn Anh khảo cổ” thì sẽ có đoàn làm phim VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam lên làm chương trình, phỏng vấn Thạc sĩ Nguyên Văn Anh về quá trình khảo cổ quần thể di tích ở dãy Tây Yên Tử với một loạt di tích như: Chùa Ngọa Vân cũ, Am Ngọa Vân, Thông Đàn, Đỗ Kiệu, Đá Chồng, Hồ Thiên, ...

Khi đoàn người lên đến sân dưới, nơi có bể nước mới xây. Ngồi nơi khoảng sân bên dưới Am đặt tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tôi nhìn xuống, thấp thoáng bóng người quen, khi rõ nét hơn, biết là người quen mà tôi chưa thể nhớ ra ai. Tôi hỏi sư đệ Anh Minh. Sư đệ trả lời ngay: Anh không nhớ thật? Thế là có lỗi nhé, đó là anh Nam…

Tôi ngắt lời liền: Anh nhớ ra rồi. Anh Nam, nick “Uong Nam”. Ông anh rất có duyên với các công việc phật sự, xây dựng và kiến trúc chùa chiền Phật giáo, lại gặp nhau hôm nay thì đúng là “duyên". 

Cuộc hội ngộ diễn ra nhanh chóng, như được sắp đặt trước. Có một anh nữa đi cùng anh Nam, sau khi lễ Tam Bảo, hai anh tới chỗ mấy anh em đang làm công quả, chưa kịp hỏi chuyện, cùng xắn tay ngay vào dọn rác, kiếm củi…Thế là đoàn "phát nguyện" chúng tôi có thêm 2 phật tử "tự nguyện" cùng tham gia dọn vệ sinh và dọn rác xung quanh Am Ngọa Vân và chùa Ngọa Vân mới.

Vừa làm, vừa nói chuyện, lúc dừng tay nghỉ ngơi chút, anh Nam chia sẻ: Đây là Tuấn, bạn mình, hai anh em lần đầu tiên về với Ngọa Vân Am. Vừa rồi, mình đọc loạt bài về Ngọa Vân Am trên mạng Internet, thế là phát nguyện, thực hiện một chuyến đi như thế…

Anh Nam, tôi quen gọi là "Uong Nam"

Chuyện trò râm ran hơn cả ve sầu vào hạ, tôi tranh thủ: Thế hai anh đi theo đoàn làm phim à?

- Anh Nam: Không, chúng mình tự đi Thường Nguyên ạ.

Hai anh đi xe khách?

- Anh Nam (cười): Hai anh em đi xe máy bạn ơi. Đi từ tối hôm qua, 18h30 xuất phát từ Hà Nội, gần 21h thì đến đây, cũng đi vào gần Cửa Phủ, nhưng vì đi lần đầu, không biết đường, nên đành quay ra tìm chỗ tá túc qua đêm. 

Hai anh đi xe máy ạ, về đây hơn 180km đấy anh ơi?

- Anh Nam: Có gì đâu em, đi có hơn 2 tiếng đồng hồ. Sao có thể sánh bằng khi xưa, vua Trần Nhân Tông và tùy tùng đi bộ hàng tháng trời…

Tôi khẽ cười. Anh Nam thì em biết rồi, số “chu du thiên hạ”. Thế còn anh…?

- Anh Nam: Tuấn, bạn thân mình Thường Nguyên ạ. Nghe mình kể lại hành trình đầu tiên của các bạn về Ngọa Vân Am, Tuấn “bắt sóng” liền, thế là hai anh em quyết định lên đường thôi. Đây là lần đầu mình và Tuấn có một hành trình như thế, tiếc là không được leo núi ban đêm như các bạn…

Hai anh cảm nhận thế nào ạ?


Anh Nam và anh Tuấn

- Anh Nam, anh Tuấn: Tuyệt vời! Chùa Đồng Yên Tử chúng mình đi rồi. Nhưng quả thực, quần thể di tích Ngọa Vân Am mà chắc chắn chúng mình sẽ khám phá, cảm nhận ban đầu có gì đó xốn xang lạ thường. Dọc đường leo núi, hai anh em cứ lâng lâng, bồi hồi như sắp được “về nhà” vậy…

Mải chuyện, một sư huynh nhắc: - Gần 12 giờ trưa, Văn Anh chắc bận việc lâu. Mấy anh em còn việc gì?

- Không thì mình xuống núi thôi. 

Đoàn làm phim sửa soạn cơm từ bao giờ, nhất định giữ mấy anh em ở lại. Đỉnh Ngọa Vân hùng vĩ, linh thiêng là thế, nhưng mấy ai thiện duyên, vững nguyện lên tận nơi, mà vào dịp đông người… Chúng tôi xin phép xuống núi, vì lỡ hẹn giờ để các bác xe ôm đón ở dưới chân núi. Đoàn làm phim và cán bộ huyện Đông Triều vừa lên buổi sáng, gói ghém nhanh túi đồ ăn, gửi cho mấy anh em, sợ dọc đường đói bụng...



Hẹn gặp lại Ngọa Vân Am một dịp không xa...

Văn Anh ở lại lo việc. Thế là đoàn chúng tôi “đi 5, về 6”, 6 anh em thành kính hướng nguyện nơi Tam Bảo lễ tạ, rồi hành trình “hạ sơn” bắt đầu, tạm dừng “duyên ngộ” nơi đỉnh Ngọa Vân vào giờ Ngọ lúc mặt trời đứng bóng.

(còn nữa…)
Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm