Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/08/2013, 09:09 AM

Kỳ III: Về lại Ngọa Vân Am “Gặp người hùng khuân đồ lên núi cao”…

...Khi nào thuận lợi thì có xe chở vào cách Cửa Phủ khoảng 1km, rồi gánh đồ lên, hôm thời tiết xấu quá, mưa to, lầy lội thì đành gánh đồ từ đầu đập Trại Lốc vào, “leo bộ” không nghỉ suốt quãng đường dốc núi dài khoảng 7- 8km em à.

Mấy anh em hì hục mãi mà chưa nhen được lửa để đốt rác, nhiều cành cây, bụi cỏ ẩm ướt do mấy hôm trước mưa to, gió lớn nên lửa khó bén, dù chúng tôi đã thủ sẵn nửa lít dầu hỏa mang theo. Anh Tuấn nghĩ ra đủ cách nhưng cũng chỉ giữ được ngọn lửa leo lét. 

Mấy anh em đang chưa biết làm sao, thì có giọng phụ nữ lên tiếng: Mấy em để đó chị làm cho.

Tôi nhìn ra, đó là chị gánh đồ cho đoàn làm phim của Đài Truyền hình VTV4 mới lên. Việc công quả của mấy anh em còn công đoạn cuối, nhưng chẳng ai có kinh nghiệm hoàn thành nốt. Chị nhận lời dọn nốt rác ở dẻo đất men triền núi, gom lại đốt,...

Ai lại tiếp tục việc người nấy, chị Thêm giờ trở thành “nhân vật chính”. Khi chị gom nốt rác, sư đệ Anh Minh lấy thêm dầu hỏa và những cốc nến cũ chưa cháy hết (nến sáp cũng là chất đốt, chất dẫn cháy rất tốt). Tôi cùng mấy sư huynh xuống sân dưới lựa củi khô. Quen việc, chị Thêm cứ thoăn thoắt tay nhặt rác nilon, tay dọn cỏ nơi khoảng dốc bên triền núi.

Ngọn lửa được nhen trở lại, dần bùng lên, có chị Thêm giữ lửa, chúng tôi chỉ lo kiếm cành cây, củi khô góp phần “tiếp sức” cho những mồi lửa không bị gián đoạn, rác được tiêu hủy sớm mấy anh em còn xuống núi.



Nhìn chị Thêm đôi tay thoăn thoắt với công việc, chẳng thấy có chút khó khăn, trở ngại. Tôi chợt nhớ tới câu thơ của cố Ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên:

Bàn tay đẹp là bàn tay “nông vụ”
Đem sức người tranh đấu với thiên nhiên…

Công việc dần nhẹ nhàng hơn, khi những tiếng lách tách phát ra đều đặn, tiếng rin rít từ những nhành củi, bụi cỏ ẩm đang bén lửa… Tôi tranh thủ trò chuyện cùng chị Thêm, được chị chia sẻ: Chị tên là Nguyễn Thị Thêm, năm nay 41 tuổi, người ở xã An Sinh, Trại Lốc dưới chân núi Yên Tử (dãy núi Yên Tử), ở nhà chị chỉ lo công việc đồng áng và chăm sóc gia đình.

Hơn 2 năm nay, chị nhận việc làm thêm, nơi đâu có việc làm, chị không ngần ngại nhận lời, góp phần có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

Khi tôi hỏi chuyện về “hành trình” về với Ngọa Vân Am của chị, chị Thêm hồ hởi: - Chị nhớ năm trước, 6-7 tháng ròng mình chị khuân đồ, gồng gánh vật liệu, lương thực, thực phẩm tiếp tế cho mấy chục công nhân tham gia tôn tạo lại Thông Đàn và chùa Ngọa Vân, ngày nào cũng vậy, mỗi ngày một chuyến lên và xuống núi ròng rã trong hơn nửa năm. Kỷ lục về khối lượng vận chuyển trong quá trình tôn tạo lại quần thể di tích xung quanh Am Ngọa Vân có lẽ không ai khác mà thuộc về chị Thêm. 

Ngày nắng, hay ngày mưa gió chị cũng không bỏ cuộc, dù khi đó đường khó đi lắm em ạ. Khi nào thuận lợi thì có xe chở vào cách Cửa Phủ khoảng 1km, rồi gánh đồ lên, hôm thời tiết xấu quá, mưa to, lầy lội thì đành gánh đồ từ đầu đập Trại Lốc vào, “leo bộ” không nghỉ suốt quãng đường 7-8km em à.

Chị Nguyễn Thị Thêm

Theo mạch cảm xúc, chẳng đợi tôi hỏi thêm, chị Thêm cứ vậy chia sẻ: Chị nhớ chính xác thì ngày 4/2/2012 các chú trên Thông Đàn bắt đầu phát quang, dọn cỏ, đến ngày 6/2/2012 thì khởi công động thổ. Mọi nhân lực được huyện, xã huy động phục vụ cho công trình, bà con xã An Sinh lo vận chuyển cát, mấy chục người luân phiên nhau gánh 10,145 tấn cát vàng lên chùa Ngọa Vân. Bà con xã Bình Khê lo vận chuyển hơn 5 tấn xi măng…

Lúc này, đã gần trưa, nắng gắt phủ dày trên cao, nơi đỉnh Ngọa Vân linh thiêng, hùng vĩ. Chị Thêm vẫn ung dung với công việc chăm lo “giữ lửa” của mình, cột khói nhỏ bốc cao, hoàn quyện với thảm nắng nhiều lúc lấp lánh những sắc màu  khá lạ và đẹp mắt.

Trò chuyện cùng chị Thêm. Đứng giữa khoảng sân rộng ngay dưới gian chính điện Tam Bảo, tôi đang chút mông lung suy nghĩ, tiếng anh Thịnh bên cạnh lúc nào: - Thường Nguyên hỏi chuyện được nhiều chưa? 

- Dạ, cũng khá đủ thông tin thưa anh.

Chị Thêm nhiệt tình lắm, chịu thương chịu khó. Giai đoạn công trình “hai trong một”, việc gì chị Thêm cũng tham gia…

- Công trình “hai trong một”, là sao thưa anh?

Anh Thịnh tiếp lời: À, hồi đó gần hội Đền An Sinh, nên ngoài công trình tôn tạo lại quần thể di tích Am Ngọa Vân, còn có một phần là công trình làm bảo tàng Đền Sinh. Không chỉ tham gia những công trình đó, mới đây nhất, chị Thêm cũng là trong số ít người góp sức vận chuyển, gánh đồ hộ trợ việc xây bể nước và công trình phụ nơi chùa Ngọa Vân đó Thường Nguyên ạ.

- Thế ạ, thêm thông tin hay cho bài viết rồi, em cảm ơn anh.

May mắn có kỹ sư Giang Vĩnh Thịnh, người tham gia từ đầu trong dự án tôn tạo lại quần thể di tích Am Ngọa Vân mà những thông tin của tôi thêm hoàn thiện.

Từng đốm tro âm ỉ lập lòe dưới đám lửa ngày càng bốc cao. Mấy anh em thấy yên tâm rồi, không cần “canh gác” thêm đến lúc đống rác lụi hẳn, chỉ còn lại tro tàn nữa. Đỉnh nắng ngày càng hiện rõ, hẹn gặp lại chị Thêm một ngày không xa, chúng tôi cùng nhau xuống núi khi tâm nguyện của mấy anh em đã thành hiện thực.

(Còn nữa...)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm