Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/04/2013, 10:54 AM

Kỷ luật và đúng giờ

Tự mình nhắc mình và chúng ta nhắc nhau giữ giới. Mà ngoài các giới mà đức Phật đã đưa ra, chúng ta cùng nhau thực hiện nghiêm túc mọi quy định của cơ quan, của nhà nước. Chỉ có cách tự kỷ luật với chính mình mới giúp chúng ta tinh tấn và dần dẫn đến định.

Mỗi người có một cách sống khác nhau. Phật tử chúng ta là con của Phật nên tình yêu thương là quan trọng hàng đầu, sống theo luật nhân quả là tối quan trọng. Tuy nhiên yêu thương không có nghĩa là dễ dui và xuề xòa. Ngay từ khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã chế ra các quy định đối với tứ chúng. Cá nhân tôi thì luôn tâm huyết và luôn nhắc mình thật lưu tâm đến tam vô lậu học: Giới - Định - Tuệ.

 
 

Có nhiều phật tử, nhất là các bạn trẻ rất thích tu tập, đặc biệt thích học và thực tập thiền. Ai trong chúng ta mà không muốn có định và cuối cùng là tuệ. Tuy nhiên, tôi thiển cận nghĩ rằng, nếu không giữ giới thì thật khó mà có định.

Một ví dụ rất đời thường: Nếu ra đường ta phạm luật giao thông, tâm ta đâu có an. Ví dụ khác, ta vô tình hay cố đi làm muộn, tâm ta đâu có “định” được. Hay nếu ta vi phạm bất cứ quy định nào của cơ quan, tổ chức hay đất nước thì tâm dĩ nhiên tự thấy bất an.

Tôi muốn nói thêm đến việc giữ giới ở một góc khác nữa: Giới trong tâm. Chúng ta là phật tử tức chúng ta tự nguyện đi theo con đường mà đức Phật đã tìm ra. Có những vi phạm mà pháp luật không phát hiện ra, không truy tố ta. Có những vi phạm mà cơ quan không thấy, không biết và ta không hề bị đuổi việc, cảnh cáo hay phê bình. Tuy nhiên có một tòa án khác, tòa án lương tâm luôn soi xét và phán xét ta.

Tôi luôn luôn khuyên các bạn bè, đồng nghiệp và nhất là họ trò của mình giữ giới. Tất nhiên chúng ta là phật tử, nhất là những người sơ cơ như tôi, thì không hề dễ để giữ TRỌN VẸN 5 giới chứ không nói đến 8 hay 10 giới. Thôi thì tự mình nhắc mình và chúng ta nhắc nhau giữ giới. Mà ngoài các giới mà đức Phật đã đưa ra, chúng ta cùng nhau thực hiện nghiêm túc mọi quy định của cơ quan, của nhà nước. Chỉ có cách tự kỷ luật với chính mình mới giúp chúng ta tinh tấn và dần dẫn đến định.

Tôi rất thích đúng giờ và thường khuyến cáo các bạn trẻ đến trước 10-15 phút so với giờ hẹn. Để thư giãn, chuẩn bị cho cuộc hẹn. Ở Công ty sách Thái Hà chúng tôi, có quy định, mọi cán bộ phải có mặt ở cơ quan trước 10 phút để tĩnh tâm, để đến đúng giờ ta làm việc. Chúng ta có 8 tiếng làm việc chứ không phải 8 tiếng có mặt. Thói quen náy rất tốt và rất hiệu quả.

Tôi có đào tạo 2 nhóm các em sinh viên với tên gọi là Quả Đấm Thép. Mong muốn của tôi là biến các em rất bình thường trở thành người phi thường. Mà người phi thường “là người có sức chịu đựng phi thường và làm được những việc phi thường”. Mấy năm nay cả 2 nhóm ở Hà Nội và Tp.HCM đều rất tiến bộ. Các em đã thuộc và nhớ lời khuyên của tôi “Muốn làm người phi thường, các em trước hết hãy làm người bình thường. Ma muốn làm người bình thường, đầu tiên các em không thể làm người tầm thường. Hãy học làm người trước khi muốn làm tiến sĩ, giám đốc, triệu phú hay thủ tướng”.

 
 

Hôm vừa rồi sinh hoạt nhóm định kỳ sau khi kết thúc 4 ngày của Ngày Hội Đọc Sách Miễn Phí chào mừng Tết Sách lần thứ 6, chúng tôi có buổi ngồi thiền, học tập, chia sẻ và ăn tối cùng nhau (Các em tự đi chợ, tự nấu cơm chay, và cùng ăn rất vui vẻ!). Thế nhưng có 2 em đến muộn mất vài phút. Thế là phải đứng ngoài và cuối cùng đành đi về!

Khi chương trình kết thúc, em Nghiêm Mạnh Tuấn phát hiện ra 1 bài thơ được dán ngay trươc cửa. Tôi xin gửi đăng nguyên để chia sẻ với tất cả các Phật tử, nhất là các bạn trẻ. Lời khuyên nhỏ của tôi là: cần tự mình kỷ luật với mình, tự chiến thắng những “con quỷ” trong bạn và luôn đúng giờ. Cám ơn Duy - Chủ nhiệm CLB yêu sách Thái Hà – cộng đồng thích đọc sách lớn nhất Việt Nam đã viết ra bài thơ đầy cảm xúc và ý nghĩa này.

Bài thơ tìm thấy trước cửa nhà thầy Hùng

Lòng nặng sầu cánh cửa đã cài then

Tôi cùng Nghĩa buồn rầu giật gót

Tôi chẳng thích lý do 1 phút chót

Mà tiến lên gõ cửa khẽ “Thầy ơi“

 

Dưới ánh đèn, ghế đá bóng chơi vơi

Tôi thầm nhớ những con người yêu quý

Phút này đây khi tâm đang yên vị

Vững tọa thiền với lời dẫn Thầy thương

 

Khoác ba lô nhưng chân lại vấn vương

Để ta nhớ bữa cơm Thầy ấm cúng

Thầy trò ta với bao lời trân trọng

Hòa tiếng cười với ánh mắt tình thương

 

Thoảng bóng tối chùm lên đường man mác

Tôi giật mình lác đác lá khô bay

Và lặng lẽ nhìn về nơi lặng lẽ

Chúc “tình đời“ tôi về chốn bình an

 

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm