Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/09/2016, 11:57 AM

Ký sự đến Lào nhặt chuyện

Đến Lào vào đầu tháng 8 Âm lịch, thời điểm Phật giáo Lào đang trải qua tháng mãn hạ An cư và lễ Vu lan báo hiếu theo lịch của Phật giáo Nam Tông, dọc đường ký sự, xin được kể một vài câu chuyện thú vị. 

Chúng tôi xuất phát từ Hà Nội tới Viêng Chăn qua cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh, đến Thủ đô đất nước Triệu Voi, đoàn đón chị Ni hướng dẫn viên tại điểm hẹn. Để thuận lợi cho việc hướng dẫn đoàn, chúng tôi mời chị Ni lên hàng ghế đầu, nhưng thấy có một vị Thượng tọa ngồi ở trước, chị nhất định không lên và cảm ơn đoàn, chị cương quyết ngồi ghế sau.

Dọc đường đi chị cho biết, ở Lào phụ nữ không bao giờ được ngồi cạnh nhà sư, và không bao giờ chạm tay vào người nhà sư kể cả khi cúng dường, các vật dụng, thực phẩm cũng chỉ bỏ vào bình bát, không chạm tay trực tiếp.

Đó là sự cung kính, ý tứ mà có lẽ phật tử Việt Nam nên quan sát và học hỏi, nhưng điều quan trọng hơn cả có lẽ là từ phía các nhà sư, phải làm sao để cho hình ảnh tăng đoàn Phật giáo luôn có một khoảng cách “thoát tục”. Hình ảnh đó rất thiêng liêng và cao đẹp.

Đến các chùa ở Lào, chúng tôi thấy vẫn còn nhiều tập tục tín ngưỡng dân gian trong chùa, vẫn có lễ cúng sao giải hạn, cắt tình duyên như ở Việt Nam chúng ta thường thấy. Phật giáo Nguyên Thủy không có điều đó, nhưng các nhà sư Lào đã tùy căn cơ chúng sinh mà hóa độ để cho phật tử "nối duyên" đến chùa học đạo, cùng với thời gian họ sẽ ngộ ra và hiểu đúng chính pháp, mục đích đó thì cũng không có gì phải câu nệ. Nhưng tuyệt nhiên các nhà sư chỉ làm lễ ở chùa, những cách làm theo kiểu "nhập gia với tín ngưỡng dân gian" không bao giờ diễn ra ở tư gia các gia đình phật tử.
Hai cô gái làm lễ "cắt tiền duyên" tại một ngôi chùa ở Viêng Chăn
Phật tử, người dân Lào khi đến chùa thì cúng, lạy rất nghiêm trang, không có cảnh “bổ củi”, “lạy như tế sao tám phương - mười hướng”, hoặc “miệng ăn ớt" như thường thấy ở các chùa ở Việt Nam.

Tìm hiểu và được biết, cách cúng của người Lào, khi cúng Phật, đôi bàn tay úp lại như bông sen sẽ hướng đến ở tầm cao của trán – tượng trưng cho sự cung kính đức Phật, tay nâng lên ngang vai để bái lạy cung kính và báo hiếu cha mẹ, và xá chào xã giao thì tay bông sen đưa lên trước ngang ngực.

Rất triết lý và ý nghĩa. Thật đẹp.

Đến chùa, chúng tôi thấy đa số cô gái Lào mặc váy, váy truyền thống của nước bạn dài đến tận mắt cả chân, kín đáo, trang nghiêm. Vẫn có một số cô gái mặc áo hở cổ, váy ngắn cũn cỡn, tôi hơi băn khoăn và đích danh dò hỏi thì được biết đa số các cô gái đó là người Việt, người Hoa đang làm ăn ở đất nước Lào, hoặc là khách du lịch, con gái Lào nếu có điều đó thì cũng thuộc vào chuyện hy hữu.

Lại là một điều để chúng ta suy ngẫm?. 

Đến các điểm du lịch chính ở Lào, có nhiều thợ chụp ảnh, họ tự chụp cho du khách và tuyệt nhiên không bao giờ có cảnh chèo kéo, ép khách mua ảnh. Khi có bức ảnh đẹp, thợ ảnh mời một cách rất tự nhiên, ai mua thì mua, không mua họ cũng cười rất tươi, cười hiền hậu và thật lòng.
 Tượng Phật nằm ở Thạt Luổng - ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất Viêng Chăn
Đoàn chúng tôi không có ai ham mê về “ảnh chụp” lắm, nhưng đã mua đến 17 bức ảnh, mỗi bức ảnh khoảng 50 ngàn đồng, giá cũng không hề rẻ, nhưng ai cũng hoan hỷ và rất vui trước sự chân chất và đôn hậu của người Lào.
Chị Ni đứng thứ hai từ bên phải
Du lịch Việt Nam nên học, vì càng chèo kéo du khách càng gây phản cảm, cuối cùng hiệu quả kinh tế sẽ rất kém, du khách đi du lịch đã số là người ít nhiều có nhận thức và thích được “tự do” không ai thích bị ép và trở thành người mua hàng “bất đắc dĩ”.
Dù chụp ở bức ảnh nào, chị Ni vẫn luôn giữ một "khoảng cách" với nhà sư
Phải chăng sức hấp dẫn của nước Lào không chỉ ở phong cảnh mà điểm chính là ở truyền thống văn hóa và đạo đức của người dân Lào, cộng lực đó đã làm nên thương hiệu du lịch Lào trên bản đồ du lịch thế giới. Nước Lào có hơn 7 triệu dân, mỗi năm đã đón khoảng hơn 5 triệu khách du lịch quốc tế, bình quân mỗi người dân đón một du khách/một năm.

Tỷ lệ du khách quốc tế đến Lào, nếu theo tỷ lệ dân số, Lào là quốc gia đạt TOP đứng hàng đầu thế giới. 
Khách quốc tế đi "phượt" ở tỉnh Pô Ly Khăm Xay, Lào
Khi thăm chùa Thạt Luổng nổi tiếng ở Viêng Chăn, chúng tôi muốn đổi tiền, nhờ chị Ni đổi hộ, chị đã xua tay từ chối. Chị cho biết, nếu du khách muốn đổi tiền chị sẽ tận tình dẫn ra đúng điểm đổi tiền để du khách tự đổi, nếu đổi hộ du khách thì những nhân viên tại các điểm đổi tiền chính thức sẽ sống bằng nghề gì?.

Trong túi chị có tiền Việt, chị cũng thường dẫn khách sang Việt Nam, chị cũng có nhiều tiền kíp của Lào, để đổi tiền không có gì khó, nhưng nếu chị làm, những người dân Lào khi nhìn thấy cảnh đó, sẽ rất “kỳ” vì làm như thế không “chính nghiệp”, không lương thiện.

Tuyệt vời, người Lào đôn hậu và vẫn giữ được những nét đạo đức đáng kính phục.

Lâu nay, báo chí có nhiều bài viết nói về sự thua kém giữa nước ta và nước bạn ở một số mặt kinh tế xã hội; điều đó chúng tôi thiển nghĩ không đáng lo, vì trong phát triển kinh tế bên cạnh mặt yếu kém, chúng ta cũng có những điểm sáng. Nếu có chính sách phù hợp, thì cái nghèo, cái tụt hậu sẽ ở lại nhường chỗ cho sự phát triển, sự tiến bộ.  

Sự thua kém về đạo đức, về sự hành xử giữa con người với con người mới là điều để lại cho chúng tôi những nghĩ suy. Ở Lào cũng là lái xe người Việt, khi xuống xe ít khi thấy đóng cửa kéo, quan sát trên đường phố không có cảnh chạy ẩu, vượt đèn đỏ, rất hiếm những cảnh cãi vạ, to tiếng nơi đông người. 

Vừa về đến Việt Nam, mỗi khi dừng xe ăn uống, hay nghỉ ngơi tại một số điểm dọc đường về Hà Nội, lái xe đã dặn mọi người khi xuống xe chú ý, đóng cửa thật chặt vì đây không phải là nước Lào. 

Một sự cẩn thận có nhiều điều chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao?

Giới Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm