Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/05/2017, 15:15 PM

Ký sự về "đức tin thuần tịnh" ở đất nước Sri Lanka

Ở Sri Lanka mà tôi cứ như thấy như mình đang ở xứ Ấn Độ. Ở đây, chính ở đất nước này cho tôi cảm giác như đang sống dưới thời Bụt của mấy nghìn năm trước; chứng kiến cảnh hàng ngàn lượt người tiếp nối nhau, kéo đến quy y với Bụt khi nghe đến tiếng Người Giác Ngộ.

Ngày đầu đến Sri Lanka tôi được một thầy đệ tử Ôn Phước Trí hướng dẫn đi thăm ngôi chùa nổi tiếng gần trung tâm Thủ đô Colombo. Xe dừng trước cổng chùa, chúng tôi được thầy nhắc là nên để giầy dép trên xe rồi đi bộ vào. Chúng tôi có chút ngỡ ngàng…rồi lưỡng lự. Nhìn ra ngoài xe tôi thấy đúng là người dân đi chân không. Thầy ấy nói, Không để trên xe thì vào đến cổng mình phải để dép lại, vì đây là phong tục, là lễ nghi biểu lộ lòng thành kính của dân tộc họ đối với nơi thờ tự. Chúng tôi nhất loạt đồng ý để dép trên xe để xuống xe đi bộ bằng chân không từ ngoài cổng vào.

Bước xuống xe, đi hướng về phía cánh cổng chính dẫn vào chùa, đi qua cổng khoảng 10m là nơi làm ranh giới để mọi người biết và để dày dép ở đó. Bước vào cổng, cảm giác đầu tiên của tôi là ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng không phải vì đông người. Đông người thì lượng người ở Bái Đính, Yên Tử và chùa Hương mà lễ hội đông gấp nhiều lần ở đây. Tôi không bước đi, tôi đứng lặng người trước cảnh tượng mà lần đầu tiên trong đời tôi được chứng kiến. Giữa sân cát, họ mặc một màu áo trắng, chân không đi dép, ngồi bệt xuống đất; tất cả đều ngồi giữa đất, người thì ngồi yên chắp tay đọc kinh cầu nguyện, người thì khom người trong tư thế phủ phục sát đất cầu nguyện. Tất cả họ, đồng loạt, dù khác nhau trong tư thế và cách thức cầu nguyện, nhưng cùng chung nhau hướng về CÂY BỒ ĐỀ xanh tươi cao lớn tỏa bóng rợp một vùng rộng bao phủ khắp sân, họ thành kính trong dáng điệu cung kính hết mực để cầu nguyện.

Họ không chen lấn, không ồn ào, tuy có kẻ đi người đứng, người ngồi...nhưng đều rất mực im ắng thành tâm để tỏ lòng thành nơi chốn tôn nghiêm mà họ đang dốc lòng kính ngưỡng. Ở họ, nhìn ai cũng toát ra MỘT ĐỨC TIN THUẦN TỊNH, TỪ MỘT ĐẤT NƯỚC LÂU ĐỜI LẤY ĐẠO BỤT LÀM VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. 
 
Chúng tôi bị nhiếp vào dòng chảy của đoàn người thành tâm đó và không không còn nhận ra sự khác biệt của địa lý và văn hóa. Bao phủ cả một khuôn viên rộng lớn, nhiều ngàn người tín thành đang dâng hương, dâng hoa, dâng lòng tin bất diệt của mình trước CÂY BỒ ĐỀ. Trong tôi dâng lên một niềm kính trọng đối với dân tộc Sri Lanka, nơi chúng tôi đang đến dự VESAK. Trên khuôn mặt từ em bé thơ ngây đến người già và thanh niên phụ nữ, sự hiền từ toát ra rất tự nhiên, lộ rõ trên từng đôi mắt sáng trong của họ.

Ở Sri Lanka mà tôi cứ như thấy như mình đang ở xứ Ấn Độ. Ở đây, chính ở đất nước này cho tôi cảm giác như đang sống dưới thời Bụt của mấy nghìn năm trước; chứng kiến cảnh hàng ngàn lượt người tiếp nối nhau, kéo đến quy y với Bụt khi nghe đến tiếng Người Giác Ngộ.

Đất chùa là đất Bụt, là đất thiêng, ta phải đi chân trần để biểu cảm niềm thiêng liêng cung kính đối với đất đó. Dẫm đạp dày dép lên đất là khi ta xem đất đó là đất bẩn, ta sợ bẩn mới dẫm đạp dày dép lên đó. Khi ta không còn lòng cung kính đủ lớn nơi đất Bụt cảnh chùa, ta mới ngang nhiên dẩm đạp lên nó; vì vậy khi người dân Sri Lanka đi chân trần là họ thấy được đất thiêng thực sự mà họ cần tôn trọng nâng niu.

Tôi tìm một chỗ sau cùng và ngồi xuống cầu nguyện. Tôi cùng thầy Thiện Hưng và anh Tuấn đứng nối đuôi sau cùng một hàng dài để chờ được đi vào trong chánh điện, nơi thờ tượng Bụt nhập Niết bàn.

Chánh điện chỉ thờ duy nhất một tượng Bụt nhập Niết bàn lớn. Nhưng bao phủ toàn nội thất là những bức họa tuyệt mỹ khắp trên tường lâu đời rất đẹp diễn tả cuộc đời của Bụt.

Đứng giữa rừng người này chúng tôi không còn khái niệm về thời gian. Sau khi ra khỏi tòa Bảo điện, tôi đang đứng ngắm cảnh mọi người lễ bái cầu kinh thì nghe tiếng gọi của thầy hướng dẫn dục ra về. Về đến khách sạn, và giờ về đến Việt Nam rồi, tôi vẫn còn nguyên cảm xúc về những ĐOÀN NGƯỜI ÁO TRẮNG hành hương trên xứ sở Sri Lanka nối nhau chiêm bái CÂY BỒ ĐỀ.

Tôi muốn ghi lại đây cảm xúc của mình để, như được tỏ lòng kính trọng về đất nước Sri Lanka CÓ MỘT NỀN VĂN MINH ĐẠO BỤT LÂU ĐỜI. Tôi thực yêu mến và quý trọng con người và đất nước Sri Lanka vô cùng. Họ, những người thuần lương và hiền hậu mang trong mình một đức tin sâu sắc và vững chắc vào đạo Bụt đã làm nên đất nước yêu thiên nhiên và quý trọng muôn loài. Chim chóc muôn thú và thiên nhiên cực kỳ được nâng niu bảo vệ ở đất nước này.

Thích Tâm Hiệp
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm