Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/05/2016, 08:50 AM

Lạ kỳ Myanmar (*)

Myanmar, mới đi được một đoạn đường tôi đã bị choáng ngợp giữa trùng trùng điệp điệp chùa tháp, trùng trùng điệp điệp những điều lạ lẫm, diệu kỳ...

Ở bất cứ nơi nào trên đất nước xinh đẹp, thanh bình Myanmar ta cũng gặp các chàng trai, cô gái vận trang phục Longyi truyền thống (gồm áo sơ mi kín cổ, váy quấn, dép hai quai), miệng nhai trầu đỏ thắm. Phía trên hai lúm đồng tiền duyên dáng là những vệt phấn vàng tạo nên nụ cười Thanaka khó quên...

Trùng điệp đền chùa

Myanmar, mới đi được một đoạn đường tôi đã bị choáng ngợp giữa trùng trùng điệp điệp chùa tháp, trùng trùng điệp điệp những điều lạ lẫm, diệu kỳ... Myanmar - đất nước Phật giáo với muôn vàn đền đài chùa tháp phản ánh đức tin và sự sùng kính đấng từ bi, vẻ rạng ngời bừng lên trên gương mặt người dân hiền lành. Trên con đường đất đỏ dẫn vào một ngôi làng ngoại ô thành phố cổ Bangan, chúng tôi nghe một câu hát khe khẽ, u buồn như lời kinh từ một cụ già chăn bò có thân hình nhỏ bé. Đó là một bài hát cổ từ xa xưa, bài hát có câu “Lê win zô tan ta nhan nhan” ứng với con số 4.446.733 đền, chùa, miếu, tháp… được xây dựng lên ở xứ sở này.

- Nước tôi có “chừng ấy” đền chùa, tháp… và bạn đừng có hỏi, cũng đừng ai thêm bớt vì đó là lời của thần linh. Cậu bạn Myo Thura nói với tôi như thế.
 
- Biết đâu sau này bạn giàu có và bạn muốn xây thêm một ngôi đền nữa thì có làm sai con số đó không?

- Không, không bao giờ! Vì hễ, khi một ngôi đền, chùa khác vừa mọc lên thì sẽ có một ngôi đền, chùa ở đâu đó trên đất nước tôi phải tàn lụi…

Ở Myanmar, đền chùa được cất lên trong kinh đô, thành phố; đền chùa sừng sững trên núi đồi, đền chùa ẩn sau các khu vườn, lũy tre, rặng thốt nốt, đền chùa nằm cheo leo ven suối, bên đèo… và bạn ơi, đừng đếm, vì đến giờ này chưa có ai đếm hết được số đền chùa đã mọc lên trên xứ Phật trầm buồn, bí ẩn, u linh này.

Ngôi đền cổ trên núi Popa

Từ thành phố cổ Bangan đi về hướng nam chừng 50km chúng tôi gặp ngọn núi PoPa huyền thoại. Trên đỉnh núi cao 1.520m, người dân Myanmar đã xây nên một kiệt tác đẹp như cổ tích… Đó là ngôi đền thờ 37 vị Nat (còn gọi là “linh hồn Taung Kalat” trong truyền thuyết của người Myanmar). Đi 777 bậc thang từ chân núi lên đến đỉnh, qua rất nhiều gian thờ các thần linh là gặp đỉnh PoPa. Đứng trên đỉnh PoPa bạn có thể thấy toàn cảnh vườn quốc gia phía dưới với bạt ngàn rừng nguyên sinh. Điều đặc biệt là trong khu rừng này có hơn 200 con suối uốn lượn…

Đỉnh PoPa gió thật nhiều, gió như thể từ muôn phương thổi lại, gió trên cao trong lành khiến bạn thấy lòng thanh thản lạ kỳ giữa một miền cổ tích... Hãy cứ lên đỉnh Popa nghe gió, nhưng đừng quên dừng lại ở gian thờ hai vị Nat - anh em nhà Mahagiri - những vị anh hùng trong truyền thuyết. Hai anh em nhà Mahagiri là con của Byatta, một quân nhân hoàng gia và nữ thần Me Wunna, một nhân vật nửa thần, nửa người chỉ biết ăn hoa...

Vì không hoàn thành nhiệm vụ khi xây dựng một ngôi đền cho nhà vua, hai anh em nhà Mahagiri về sau bị hành hình. Linh hồn đau khổ của họ biến thành hai vị Nat quyền năng chuyên bảo hộ cho người nghèo khổ.
 
Chiếc cầu gỗ dài nhất thế giới

Đến Myanmar không thể bỏ qua Mandalay, thành phố lớn thứ hai sau Yangon. Nơi này nổi tiếng với tu viện Shwenandaw làm bằng gỗ, chùa Kuthodaw Paya với quyển sách lớn nhất thế giới, đồi Mandalay, cung điện hoàng gia, chùa Mahamuni với tượng Phật đính lá bằng vàng thật… Nhưng , cầu U-bein - cây cầu gỗ dài nhất thế giới và tu viện ở cố đô Amarapura là một câu chuyện dài. Năm 1800, khi hoàng đế Mindon quyết định dời thủ đô về Mandalay, thị trưởng U Bein cùng người dân ở đây đã tận dụng những cột và ván gỗ tếch dư thừa trong cung điện để thiết kế và xây dựng nên chiếc cầu tuyệt đẹp này. Với chiều dài 1.200m bắc qua hồ Taungthaman ở cố đô Amarapura - Myanmar, U Bein là cây cầu gỗ dài và cổ nhất thế giới.

Trải qua dâu bể thăng trầm, ngày nay, cầu U Bein vẫn tấp nập người qua lại và là niềm tự hào của dân bản xứ.

Thật tuyệt vời nếu bạn đến đây vào một buổi chiều tà, khi ánh ngày nghiêng nghiêng sắp chìm xuống sau những ngôi đền phía tây hồ Taungthaman, bạn sẽ có cảm giác bước chân mình trên cầu thật khoan thai, thư thái. Sau đó bạn có thể thuê chiếc thuyền nhỏ dạo một vòng quanh hồ và chiêm ngưỡng chiếc cầu từ nhiều phía... Khung cảnh nơi đây sẽ làm bạn hài lòng và sẽ là một trải nghiệm lý thú trong cuộc hành trình của mình.

Nguồn: http://phunuonline.com.vn/giai-tri/xem-nghe-doc-%E2%80%93-choi/myanmar-mot-doan-75221/
Chú thích: (*) Tiêu đề do phatgiao.org.vn đặt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm