Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/05/2013, 09:23 AM

Lạ lẫm chùa “sen nia”

Không khó lắm để chúng tôi tìm được chùa “sen nia”, bởi ngôi chùa này khá nổi tiếng với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học đến tham quan, khám phá và tìm hiểu.

Gọi là chùa “sen nia” hay “sen vua” bởi chùa Phước Kiển (xã Hoà Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) hiện đang tồn tại một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4m, tải trọng xấp xỉ 70 kg. 

Sở dĩ có được lực tải như vậy là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc.

 
 Lá sen nia.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 52 năm, kể lại: “Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại  sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước”.

Chùa Phước Kiển được xây dựng vào năm 1847, qua nhiều biến động của thời gian, chùa xuống cấp khá nhiều, đến năm 1962 chùa mới được trùng tu. Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chùa là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng. 

Đặc biệt hơn cả đây là nơi được tỉnh đội Đồng Tháp dùng làm điểm sản xuất súng, đạn phục vụ chiến trường miền Nam. Trong giai đoạn đó, người dân địa phương với hình thức đi cúng chùa nhưng thực chất mang lương thực để tiếp tế cho quân giải phóng tại chùa. 

Chúng tôi rất xúc động khi đứng trước bài vị của 34 chiến sĩ cách mạng lẫn các nhà sư yêu nước đã hy sinh tại chính ngôi chùa  này. Điều khá trùng hợp và lạ lùng hơn cả là hai hố bom của Mỹ bỏ xuống huỷ diệt chùa năm xưa chính là nơi “sinh ra” loại sen kỳ diệu.

Hoà thượng trụ trì cho biết, chuyện phát hiện sen lạ vào năm 1992, đến năm 1998 do nguồn nước cạn kiệt, sen tưởng chừng bị tuyệt chủng, nhưng không hiểu sao khi mùa nước nổi tràn về, sen lại phát triển tươi tốt hơn. 

Điều kỳ lạ thứ hai là hoa sen rất to, nở nhiều lần trong ngày và biến đổi màu sắc khác nhau. Cụ thể là 18 giờ hoa nở màu trắng, mùi thơm ngào ngạt, 6 giờ sáng thì nở hoàn toàn, đúng 12 giờ trưa hoa khép lại và chuyển màu hồng, 16 giờ sen nở lần hai và có màu tím tái. 

Khi nở nhiệt độ tăng rất cao, nhiều người dân xung quanh tranh thủ mang trà đến cạnh hoa sen lúc nở để hút lấy mùi thơm rất dịu. Hoa sen nở 3 ngày rồi mới tàn. Hạt sen được gieo mầm khoảng 4-6 tháng sẽ tiếp tục ra hoa.

Chị Triệu Mỹ Ngọc, du khách đến từ Tp.Cần Thơ, cho biết: “Đến đây mới hiểu thêm sự mất mát, hy sinh của những người ngã xuống, đồng thời biết được sự kỳ diệu của một loại thực vật rất hấp dẫn cùng nhiều câu chuyện độc đáo khác”.

Đó là câu chuyện về nhiều nhà khoa học đã thử mang sen nia này kèm theo nước, bùn đất để trồng tại các địa phương khác, nhưng sen không sống được.

Câu chuyện thứ hai là chuyện “Ông Quy” (con rùa) về chùa ở với thầy trụ trì từ năm 1948. Năm 1968, binh biến xảy ra, chùa sơ tán khẩn cấp, rùa cũng bò ra đường tránh bom đạn. Không may, một người dân gần đó bắt được. 

Năm 1970, chùa được dựng lại. Không hiểu làm thế nào mà rùa lại có thể tự thoát, tìm đường về chùa. Khi gần đến chùa, nó lại bị bắt lần nữa, thầy trụ trì phải chuộc rùa về. Thế rồi nó ở hẳn trong chùa từ đó.

Câu chuyện thứ ba là con hạc biết nghe tiếng người. Con hạc được một người dân gần đó bán cho thầy trụ trì với giá 3,1 triệu đồng. Khi cắt dây phóng sinh, hạc chẳng đi đâu mà chỉ sống quấn quýt trong chùa. Hạc rất hiểu tiếng người, làm theo nhiều động tác rất tinh khôn như: bay, vỗ cánh, che sương. Đặc biệt, ban đêm hạc đứng trên lưng rùa nghe thầy tụng kinh. 

Năm 1992, hạc bay đi biệt dạng, sau đó rùa cũng chết. Thầy trụ trì tiếc cả hai con vật thông minh, bèn ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948-29/7/2002. Hiện chùa còn nuôi dưỡng 3 con rùa khác có tuổi thọ khá cao: 46, 80 và 96 tuổi.

Những người gắn bó với chùa Phước Kiển còn canh cánh nỗi lo là việc ốc bươu vàng đang cắn phá sen nia trong hồ, nguy cơ tận diệt rất gần nếu không có biện pháp bảo vệ ngay từ bây giờ. Hoà thượng Thích Huệ Từ bức xúc nói: “Sen này rất quý, rất mong nhiều nhà khoa học và các ngành hữu quan sớm có biện pháp bảo tồn và phát triển…”

Bài và ảnh: Song Anh/Nguồn: www.baocamau.com.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm