Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/08/2016, 16:41 PM

Lạ lẫm chùa Trà Tim, Sóc Trăng

Hiện nay trên địa bàn thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) có đến 3 ngôi chùa cũng có tên Trà Tim mà người dân quen gọi là Trà Tim cũ, mới và giữa. Tuy nhiên xét về thời gian và bề dày lịch sử thì chùa Trà Tim cũ (có tên là chùa Chroi Tưm Chắc) là lâu đời và hoành tráng nhất.

Thượng tọa Lý Đen, trụ trì chùa cho biết: “…chùa đã có hơn 500 năm tuổi, xưa vốn là vùng đất có rất nhiều người Khơ Me sinh sống, Chroi Tưm có nghĩa là hai đường thẳng song song, biểu trưng cho đạo và đời. Cạnh đó còn mang ý nghĩa là mặt trời đồng hành cùng mặt trăng…”.
Ảnh: Bên ngoài chánh điện
Hiện nay, chùa có diện tích trên 38.500 mét vuông với địa thế độc đáo do tiếp giáp cùng lúc với hai con đường to rộng của thành phố Sóc Trăng. Chỉ riêng về chuyện vì sao ngôi chùa được xây dựng trên phần đất cao ráo nầy cũng có nhiều giả thiết khác nhau nhưng câu chuyện được truyền tụng nhiều nhất là các vị sư cả trước đây nằm mộng thấy thần linh về mách bảo phải chọn cho đúng vùng đất nầy, để xây dựng chùa thì đạo pháp mới phát triển vững chắc, tín đồ sẽ được mạnh khỏe, mùa màng trúng, không bị thiên tai, dịch bệnh… (?).
                   Ảnh: Bên trong chánh điện
Theo quan sát của chúng tôi, xung quanh chùa có hàng trăm cây Sao “cổ thụ” trên 100 năm tuổi, tạo không gian mát dịu pha lẫn huyền bí, linh thiêng rất lạ thường. Hiện nay ngôi chánh điện cũ đã xuống cấp nhưng vẫn được nhà chùa làm nơi hành lễ quan trọng. Riêng Giảng đường (còn gọi là Sa la) mới được xây dựng rất hoành tráng, to, rộng, đầy màu sắc rực rỡ với lối kiến trúc nghệ thuật vừa hoài cổ vừa cách tân khá lạ lẫm và độc đáo. Cổng chùa nhìn sang hướng Đông với kiến trúc bằng bê tông, vòm cổng là một khối hình 03 ngọn tháp với hoa văn đắp nổi, chân cổng có tượng hai con rồng 07 đầu hai bên mà phần thân rồng được kéo dài vào trong thành hai bờ lan can, trên có mái che cho khách ngồi nghỉ mát. 
 
Từ cổng, một con đường láng xi măng rộng 4 mét đi qua chánh điện, giảng đường, điểm dạy tiếng Bali, tháp cốt, nhà thiêu mang đậm phong cách họa tiết của Khmer Nam Bộ. Nóc mái chính điện cao chừng 1,5 m được nâng bằng cột tròn bê tông cao khoảng 6 m, đầu cột có gắn một tượng thần mình chim có cánh, tư thế đang bay, hai tay nâng đỡ mái giúp cho công trình trông có vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng hơn, bộ cột này cách đều vách trong tạo thành những hành lang, du khách có thể dạo quanh ngắm cảnh chùa trước khi bước vào bên trong điện thất. Bên ngoài sân có nhiều tượng chim muông, rồng, phụng, các bức tranh kể về sự tích Đức Phật Thích Ca. Đặc biệt nhất là tượng Phật nằm rất lớn, đẹp, hoành tráng.
 
Ông Thạch Cha Rông, ngụ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “…trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chùa Trà Tim (cũ) là nơi nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng, quân giải phóng, biệt động để đánh vào sân bay Sóc Trăng và các căn cứ quan trọng khác, địch nhiều lần lùng sục nhưng đều thất bại trước sự che chở của các vị sư trong chùa và bà con phật tử người Khơ Me…”.

Đặc biệt nhất là trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nơi đây là điểm tập hợp lực lượng bộ đội ta tiến vào thị xã Sóc Trăng, gây tổn thất nặng nề cho kẻ địch. Cạnh đó, nhà chùa và các phật tử đã nhiều lần biểu tình chống chiến dịch bắt lính đôn quân và nổi dậy chống ý định dời chùa của bọn ngụy quân ngụy quyền nhằm biến ngôi chùa thành phi trường, để bọn chúng mở rộng bàn đạp tấn công đàn áp phong trào kháng chiến của quân dân ta.

Sau ngày giải phóng 1975, chùa Trà Tim (cũ) là nơi tu tập cho nhiều vị chức sắc trong khu vực ĐBSCL, đào tạo nguồn sư sãi cho các chùa, mở nhiều lớp tiếng Bali cho giáo sinh. Cạnh đó nhà chùa còn vận động nhiều tín đồ giúp đỡ bà con nghèo bằng sức người, sức của. Nhiều học sinh người dân tộc Khơ Me khó khăn được giúp đỡ sách vở, dụng cụ học tập. Chùa còn tiên phong đóng góp nhiều tài vật để xây dựng giao thông nông thôn, nhà đại đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa mù chữ cho trẻ em nghèo… với phương châm tốt đời, đẹp đạo.

Chùa đã được công nhận là nơi thờ tự văn minh, được xếp vào danh lam thắng cảnh di tích văn hóa cấp tỉnh. Mỗi năm, vào các dịp lễ tết như Chôl Chnăm Thmây, Đôl ta… chùa đã thu hút rất đông du khách đến tham dự và đông đảo bà con người Khmer đến hành lễ.   

Trần Trấn Giang
Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Cần Thơ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm