Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/10/2014, 11:23 AM

Lạ lùng Ấn Độ (1)

Chắc chắn với đa số du khách tới Ấn Độ - một trong những nền văn mình cổ đại rực rỡ nhất và có lịch sử lâu đời nhất của hành tinh thì đến xứ Ấn không phải để dạo chơi và ngắm cảnh. Ấn Độ không có nhiều cảnh đẹp.

Đến Ấn Độ để thưởng thức ẩm thực. Càng không phải, vì cách ăn uống của xứ Ấn có lẽ hiếm có du khách nước ngoài nào dám bạo gan thưởng thức "ẩm thực đường phố" như người Ấn, vì bạn sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc lâm trọng các bệnh đường ruột.

Đến Ấn Độ để hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, spa, massage thì lại càng không thể; vì những dịch vụ trên hy hữu mới có ở một vài khách sạn 5 sao tiêu chuẩn.

Vậy đến Ấn Độ để làm gì, ngoài các du khách thăm thú, làm ăn hợp tác kinh tế; đa phần là du khách hành hương theo Phật giáo, và du khách ưa khám phá sự huyền bí của nền văn minh phương Đông mà Ấn Độ là cái nôi tiêu biểu. Ở đó sẽ có những câu chuyện hấp dẫn, dành cho người có đời sống tâm linh phong phú, đến để chia sẻ và trải nghiệm.

Trước khi trải nghiệm đời sống tâm linh ở xứ Ấn, mời bạn đọc cùng trải nghiệm những điều lạ lùng ở Ấn Độ, mà du khách nào để tâm quan sát cũng có thể ghi nhận được.
Một góc khách sạn 5 sao Ramada Plaza JHV
Câu chuyện về khách sạn ở Ấn Độ cũng để lại cho du khách ngoại quốc những điều kỳ lạ, đoàn chúng tôi đã ở tại những khách sạn 5 sao loại "nhất" như các khách sạn The Imperial, Hotel Hindusthan International,  Ramada Plaza JHV, Ibis...và một số khách sạn khác tại các thành phố lớn như New Delly, Varasani, Hyderabad, Kolkata..., nhìn tổng thể các khách sạn 5 sao ở Ấn Độ không thua kém gì các khách sạn 5 sao ở Hà Nội.

Ở những khách sạn 5 sao cũng có những điều "lạ lùng" có lẽ chỉ có ở Ấn Độ, khách sạn 5 sao nhưng có vài điểm nhỏ nhặt thuộc loại “ngàn sao”, ví như trước cổng ra vào có khi có cả đống rác to tướng nằm chình ình, vài con bò và gia súc nằm đợi du khách trước cổng; nhiều người ăn xin lem luốc đứng chờ trước cổng khách sạn để xin sự bố thí của du khách ngoại quốc, đặc biệt là du khách hành hương theo đạo Phật đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…

Trong phòng tắm đầy đủ tiện nghi và sang trọng, thì lại biết đâu không có mắc để treo quần áo, thỉnh thoảng trong khu ăn tự chọn, bên cạnh bát đĩa sáng loáng sang trọng lại bắt gặp chiếc ấm nhôm thủ công dùng để rót nước bị sứt quai.

Nhà vệ sinh với bệ đứng thì làm rất cao, nhiều người đàn ông Việt Nam dù đã cao trên 1m65 vẫn phải đứng nhón chân nếu không thì “tè” ra cả ngoài bệ vệ sinh. Thật buồn cười. Không thể lý giải nổi.

Ở Ấn Độ có rất ít nhà vệ sinh công cộng, ở vùng nông thôn, người dân vẫn có thói quen tè ra
ngoài đồng, nhưng...dọc đường đôi khi lại mọc lên những nhà vệ sinh được xây dựng rất hoành tráng

Người Ấn tiết kiệm chăng, hoàn toàn không phải như vậy, đó là tính cách và văn hóa, có đi sâu tìm hiểu có lẽ chúng ta mới lý giải được phần nào.

Chúng tôi chỉ là những du khách “cưỡi ngữa” xem hoa, nhưng may mắn dẫn đoàn chúng tôi Thượng tọa Thích Hạnh Nguyện đã có trên 11 năm tu học tại Ấn Độ giới thiệu rất chi tiết để cho du khách quan sát và cảm nhận; qua đó chúng tôi cũng đã có những trải nghiệm ở lớp đầu tiên qua các giác quan thông thường (ngũ giác).

Ấn Độ quốc gia kỳ lạ nhất hành tinh, nếu ai bảo Ấn Độ là một quốc gia nghèo khổ, điều đó chỉ đúng được một nửa, Ấn Độ là một trong những cường quốc của thế giới trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ khoa học kỹ thuật vũ trụ, hàng không, dược phẩm, chế tạo máy...

Ăn: Người Ấn ăn uống đơn giản, quán sá để phục vụ du khách ở hai bên đường không nhiều, chỉ có các quán nhỏ, nấu các món ăn quen thuộc của người Ấn và chỉ dành cho người Ấn và có lẽ cũng chỉ người Ấn mới ăn được ở các quán cóc ven đường. Vẫn còn nhiều món ngon dành cho du khách, song đó là ở trong các khách sạn với tiêu chuẩn riêng, hoặc các nhà hàng phục vụ khách hành hương. Qua quan sát, chúng tôi thấy hành khách trên các chuyến xe đường dài thường mang theo thức ăn và ăn trên xe, cánh lái xe cũng vậy. Hoặc nếu không, họ chỉ tạt qua các quán cóc mua món đồ ăn chỉ khoảng vài chục rupi và ăn qua bữa. Tất cả hết sức đơn giản.

Ngủ: Có thể ngủ ở bất kỳ đâu, miễn là ngủ được, không cầu kỳ, nên dù đến bất cứ thành phố nào, bạn cũng sẽ bắt gặp cảnh ngủ bờ, ngủ chợ, và ngủ cả trước cổng phủ tổng thống như ở thủ đô New Delly.

Ở trên khắp các bang, tiểu bang mà đoàn hành hương chúng tôi đi qua ở đâu cũng có những cảnh người Ấn nằm ngủ ngoài đường, một cách tạm bợ, có lẽ nếu thống kê ở Ấn Độ phải có hàng chục triệu người ngủ bờ, ngủ chợ và ngoài đường, gầm cầu.

Vệ sinh: Ngày nay, ở vùng thôn quê dù đã có một số hộ có nhà vệ sinh riêng, vẫn có không ít người có thói quen vệ sinh ra ngoài cánh đồng, hai bên đường đi, du khách ngoại quốc mỗi khi dừng se hai bên đường để tiểu tiện thì luôn phải hết sức cảnh giác, nếu không sẽ dẫm phải "mìn" do con người, và gia súc rải ra. "Mìn" của gia súc thì đầy rẫy, dù là ở trung tâm các thành phố lớn, hay ở các con phố chính.

Rất nhiều nhà vệ sinh công cộng ở Ấn Độ không hề có giấy vệ sinh và khiến vô khối du khách khó xử khi đã vào rồi mà không biết phải làm thế nào để ra! Vì vậy, đừng bao giờ quên mang giấy vệ sinh vào bất cứ nhà vệ sinh nào ở Ấn Độ.

Người Ấn Độ cho rằng nên xả nước trong nhà vệ sinh bằng tay trái. Tay trái được coi là không sạch sẽ và không bao giờ được sử dụng cho việc ăn uống.

Ở bang Calcutta còn có cảnh người kéo xe, người kéo thay cho trâu, bò kéo xe. Trông hết sức thảm cảnh, nhưng dù chính phủ có muốn cấm cũng không được, vì có quá nhiều người nghèo khổ, họ thà làm nghề đó, còn hơn chỉ có nghề đi ăn xin, mà vốn dĩ ở Ấn Độ có lẽ là có đông cái bang “nhất thế giới” về nghề đi ăn xin và đù cù nhằng khi đeo bám du khách.
Khoảng 30 chục "cái bang" đeo bám một phật tử Việt Nam tại Bồ Đề Đạo Tràng

Trước đây, tôi đã từng đọc được bài viết về cảnh đeo bám du khách nước ngoài tại Hồ Hoàn Kiếm, tác giả bài viết cho rằng có lẽ trên thế giới chỉ có duy nhất ở Việt Nam là có cảnh đó, và người Việt Nam xứng đáng là những “vận động viên” đeo bám giỏi nhất thế giới. Quả thực, nếu tôi không lầm như tác giả kia đã nhầm lẫn thì trên thế giới sự đeo bám “đẳng cấp” nhất phải thuộc về hạng cái bang Ấn Độ.

Đeo bám để bán hàng rong nhất thế giới, thì đeo bám để ăn xin cũng nhất hành tinh, người nghèo khổ tận cùng của xã hội phân chia giai cấp nặng nề bị xã hội đẩy ra lề, họ biết lặng lẽ chấp nhận thân phận.

Nhìn những cảnh trên rất thương tâm, có kẻ bị tật nguyền chỉ đi bằng hai tay, nhưng họ có thể đi nhanh bằng tốc độ đi bộ rất nhanh của một người bình thường, …

Là phật tử ai lại không thương những cảnh đời như vậy, nhưng rất ít người dám cho tiền, vì chỉ cần khi bạn “phát tâm” cho một người, ngay lập tức có hàng chục cái bang đu vào và sẽ quây bạn không thể thoát ra được. 

Nhưng có một điều lạ lùng, dù phải đi ăn xin như vậy, nhưng ở xã hội Ấn Độ nạn trộm cắp rất ít, cái bang, người tật nguyền, kẻ ăn xin rất hiếm khi giật, cướp hoặc đụng chạm vào người du khách nếu du khách không bằng lòng (nếu chúng ta đọc được trên báo chí về các vụ cướp, hiếp dâm xảy ra ở Ấn Độ thực ra đó cũng chỉ là chuyện hy hữu, thuộc thành phần cá biệt).

Ở xã hội Ấn Độ vấn nạn tham nhũng và tiêu cực xảy ra thường xuyên, nếu để ý du khách cũng sẽ quan sát thấy dù chỉ qua một chuyến hành hương.

Ví dụ ngay tại những chốn hành hương linh thiêng, nếu bạn muốn được tạo một điều kiện nào đấy, cảnh sát, nhân viên bảo vệ hoặc an ninh có thể ra hiệu bằng cách vê vê ngón tay (đếm tiền) để yêu cầu bạn TIP (tặng tiền bo), họ sẽ có thể tạo điều kiện cho bạn, có du khách 'thích kiểu này", đặc biệt là du khách Việt Nam vốn có thể đã hình thành thói quen rất xấu là dùng tiền để lo lót công việc hay làm bất cứ việc gì có lợi cho mình. Nhưng nếu chỉ có vậy, thì quả thật bạn sẽ có cái nhìn sai lệch về con người Ấn Độ. Nếu bạn nói bằng tiếng Anh (I haven't got any money) hoặc ra hiệu không có tiền, thì bạn luôn nhận được nụ cười và câu chào “No problem”.

Dù đi đâu khi gặp người Ấn họ cũng vui vẻ, chào và chúc buổi sáng, chiều và tối bằng tiếng Anh, chắp tay xá chào, hoặc khi bạn đến khách sạn thì có nhân viên trực sẵn để nhiệt tình khuân hành lý, lúc rời khách sạn đã có nhân viên đứng trước cửa phòng đợi giúp bạn "một tay". Tất nhiên bạn đừng quên TIP, đó cũng là một nét văn hóa mà người Việt phải học hỏi.

Người đi ăn xin, mỗi ngày kiếm được khoảng 100 rupi (tương đương với khoảng 35.000 đồng tiền Việt Nam) thì đã khá hơn rất nhiều lần người nghèo tại Ấn Độ. Nhưng nếu thấy người bạn cái bang bên cạnh chưa có gì, họ  có thể sẻ chia cho nhau.

Nếu như ở Việt Nam, lái xe cho các đoàn du lịch thường được ưu tiên thì lái xe Ấn Độ thuộc đẳng cấp khác, và đã số các xe khách chỗ ngồi của lái xe thường không có điều hòa, điều đó chỉ dành riêng cho du khách, ăn uống thì lái xe ăn tạm bợ, đồ ăn mua được hai bên đường, trong khi người hướng dẫn có thể thưởng thức thức ăn tại các khách sạn sang trọng cùng với du khách.

Đời sống tôn giáo ở Ấn Độ hết sức đa dạng, Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5% dân số),  Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3% ), Đạo Sikh (chiếm 1,9%); các tôn giáo khác chiếm khoảng 1,8%. 

Ở Ấn Độ có 15 ngôn ngữ chính và 844 thổ ngữ khác. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang,  khoảng 45% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi.

Ấn Độ có Trường Đại học Nalanda nơi đào tạo tăng sĩ Phật giáo là một trong những trường Đại học sớm và lâu đời nhất trên thế giới. Nalanda ở vùng nông thôn Bihar, tây bắc Ấn Độ.

Ấn Độ có khoảng 300.000 giáo đường của các tôn giáo, nhiều nhất là của đạo Hindu, Ấn Độ là quốc gia thờ nhiều loài động vật nhất: từ bò, khỉ, lợn cho đến rắn, chuột, voi…Ở đâu cũng có thể thấy người ta lập đền thờ để thờ từng con vật mà người ta tôn xưng là hiện thân của thánh - thần.

Khi bước vào các đền, chùa xứ Ấn, đừng quên tháo giày vì đây là hành động thể hiện sự lịch sự, tôn trọng văn hóa Ấn Độ. Tốt nhất, tới những nơi này, bạn không nên đi giày buộc dây mà chỉ nên đi giày lười hoặc xăng-đan. Có những nơi có hàng ngàn đôi dày được tháo ra, ngoại trừ một vài nhầm lẫn nếu có, không bao giờ xảy ra cảnh trộm cắp dày dép.
Làng quê ở xung quanh Kỳ viên Tịnh xá, nhà cửa được xây dựng đơn giản, không trát vôi vữa
Đền thờ đạo Baha'i ở New Delhi

Ở Ấn Độ quả là có nhiều điều lạ lùng, người Ấn không trọng hình thức từ cách xây dựng nhà cửa, đến các đồ dùng, vật dụng cũng rất đơn giản, không cầu kỳ.

Ở trung tâm thủ đô, ở Đại lộ chính dẫn đến Phủ Tổng thống khỉ rất nhiều, có đến hàng ngàn con, sống hồn nhiên và hài hòa cùng con người. Chúng rất ngoan nếu không có ai trêu ghẹo, nhưng nếu trêu ghẹo chúng, chúng cũng sẵn sàng tấn công lại con người.
Khỉ bẻ cần gạt nước xe ô tô trên đại lộ chính tại thủ đô New Delhi
 

Chỉ dừng lại tham quan khoảng 10 phút, chúng tôi chứng kiến cảnh khỉ bẻ gương chiếu hậu, bẻ cần gạt nước, nhiều xe ô tô dựng bên vệ đường bị chúng cào cho xước sơn, nhưng không một chủ nhân của xe nào cảm thấy khó chịu hay xót của như ở Việt Nam.

Về kinh tế Ấn Độ còn nghèo, nhưng người Ấn coi nó như phương tiện, đơn giản, hài hòa nên dù nghèo khó nhưng đi đâu chúng tôi cũng gặp những nụ cười, những cái vẫy tây của trẻ em vùng nông thông mỗi khi xe ô tô đi qua, đã để lại cho chúng tôi những cảm xúc đẹp.

Ai cũng mong đến nước Ấn với “hành trình về phương Đông” nơi sản sinh ra biết bao huyền thoại về nền văn hóa tâm linh bậc nhất hành tinh. Ai cũng mong tìm gặp những hình ảnh các đạo sĩ tu hành miên mật, nhưng điều đó có lẽ sẽ rất khó cho những người hành hương ngắn ngày. Cơ duyên chỉ đến với những ai tìm đến những nơi chuyên biệt tu hành….

Nhan nhản tại các khu di tích, hoặc ở hai bên vệ đường là đủ hạng các đạo sĩ, thầy tu, thầy bói tự xưng ngồi vỉa hè để chờ những đồng tiền bố thí của du khách.

Rời Ấn Độ - một đất nước kỳ lạ, có lẽ trên hành tinh này khó có nước nào để lại cho du khách những cảm xúc ngược chiều, đơn giản, mộc mạc nhưng cũng sâu thẳm và cao vời vợi; cảm xúc đó buộc bạn phải tư duy, với những người hiểu giáo lý Phật giáo, Ấn Độ là nơi để có sự trải nghiệm tuyệt vời, cảnh vật đó, xã hội đó, đời sống vật chất và tôn giáo của con người Ấn Độ buộc bạn phải tự trả lời cho các câu hỏi của mình thay vì điều bạn nhìn thấy, nghe thấy, được xem và được ngắm, được xúc chạm và được cảm nhận chưa hẳn đã là đúng.

Bài: Bồ Đề Duyên, Ảnh: Tuấn Anh, Lam Giang, Vĩnh Thịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm