Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/06/2015, 17:21 PM

Làm sao để có niềm an lạc?

Ngày 06/05/Ất Mùi (21/06/2015) chúng con đủ duyên phước lành cùng quy tụ về Học viện Phật giáo Việt Nam, huyện Sóc Sơn để tham dự khóa lễ một ngày an lạc.

Tham dự buổi lễ có TT.Thích Giải Hiền, giảng sư HVPGVN cùng đông đảo Chư tôn đức tăng, ni và phật tử thập phương gần xa về tham dự. Buổi thuyết giảng xoay quanh vấn đề: Làm sao để an lạc và tìm sự an lạc ở trong tâm?
 
Trong mỗi chúng ta khi hiện hữu trên cuộc đời này, không ai có thể tránh khỏi những thử thách, thách thức của cuộc sống. Để tồn tại được, buộc chúng ta phải đối mặt. Mọi vấn đề áp lực có thể từ phía gia đình, công việc, trường học, cơ quan làm việc,… như Thượng tọa nói, đó là một bài “Kinh khó tụng” mà mỗi người phật tử nào cũng phải có. Vậy phải làm như thế nào để có sự an lạc?
 
 
Mọi người hay than với con rằng: “Sao người ta hạnh phúc thế? Sao tôi không được hạnh phúc như vậy, cuộc đời thật bất công”. Con nghĩ rằng họ hạnh phúc bởi vì trong tâm họ luôn bình an, một cái tâm an vui, tức là một cái tâm an lạc. Hạnh phúc không ở nơi người khác, mà hạnh phúc ở ngay trong chính con người chúng ta, mình tự xây cái hạnh phúc đó lên.

Khi chúng ta vui vẻ thì tức là chúng ta đang hạnh phúc, vui vẻ là nền tảng của hạnh phúc. Trong gia đình hay cơ quan làm việc, mỗi thành viên phải cố gắng xây dựng niềm vui, một sự hòa đồng thống nhất, có sự thấu hiểu, nhẫn nhịn thì mới có hạnh phúc và niềm vui thực sự. Có hiểu mới có hạnh phúc. 

Trên đời này có bốn hạng người: 

1. Hạng người chuyên đi làm khổ mình
2. Hạng người chuyên đi làm khổ người khác
3. Hạng người chuyên đi làm lợi ích cho người khác
4. Hạng người vừa làm lợi ích cho mình, vừa làm lợi ích cho người khác. 

Chúng ta nên là hạng người thứ tư, thì mới có hạnh phúc lâu dài, tâm an lành. Hạng người thứ nhất, hạng người thứ hai và hạng người thứ ba không nên chọn vì chuyên đi làm khổ mình, làm khổ người khác hay chuyên đi làm lợi cho người khác thì tìm đâu ra niềm vui, tâm an ổn thực sự và dĩ nhiên sự an lạc cũng không hề có. Niềm vui thì không lâu chỉ thoáng qua thôi, điều quan trọng là nhận ra và hãy sống trọn vẹn với niềm vui đó.
 
 
Lòng tham của con người là vô đáy không bao giờ biết đủ, có rồi lại muốn có nữa, càng đổ càng thiếu, con người ta u mê, mê muội,  không nhận ra rằng càng muốn thì sẽ càng không bao giờ đầy. Lúc đấy, chính là tự bản thân người đó tự khuấy nhiễu tâm hồn mình, tự mang cho mình những phiền não, u sầu, làm cho tâm bất an. Thượng tọa nói giống như cái máy rút tiền vậy. Khi chúng ta u sầu, hối hận tức là đang rút nguồn năng lượng của chính chúng ta, cũng đồng nghĩa như là nhét thẻ ATM vào và rút tiền ra, càng rút càng hết, càng cạn, càng mất sự an lành. Mỗi lần tâm khởi sinh là mỗi lần rút nguồn năng lượng đó ra dùng, lúc nào cũng phiền não, nhiễu tâm an, mất ăn, mất ngủ dẫn tới đau khổ và sự an lạc sẽ mất đi. Chính bản thân người khởi sinh lên sân, si thì bản thân họ phải gánh chịu sự đau khổ, phiền não nhiều chứ không phải là người bị họ tác động. Vậy nên, đừng làm thương tổn người thương, sự an lạc sẽ mất đi từ chính việc làm đó và phiền não bắt đầu từ sự hối hận.

Niềm vui không cần sự so sánh với ai, hãy tự cho mình hạnh phúc, tự cho mình sự an lạc. Một khi khởi tâm so sánh tức là sự hơn thua, đố kỵ bắt đầu khởi sinh, đồng thời mọi phiền não cũng dần hiện hữu làm cho tâm không an ổn.

Cuộc sống là vô thường, như là dòng chảy liên tục, sống nhiệt thành ngày hôm nay. Hãy chuyển hóa tâm mình, chuyển hóa những tham cầu, sinh hận. Hãy biết ơn với những gì mình đang có dù ít hay là nhiều, đừng rong ruổi với những thứ xa vời tưởng rằng đó là hạnh phúc, nhưng thật ra đó chỉ là cái vô hình không có.

Cuộc sống hiện tại tốt đẹp là khi nhận ra cái gốc dễ của khổ đau, gọi tên, đối mặt và xử lý cái phiền não đó. “Can tâm làm, hoan hỷ nhận” không oán thán mọi thứ thì lúc đó sẽ có tâm an. Một khi tâm an tức là ta đang có sự an vui, sự an lạc trong cuộc sống. Mọi thứ đến với ta cũng là chữ duyên và chữ nợ.

Diệu Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm