Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lần đầu tiên mẹ về chùa lễ Phật

Mẹ tôi mắt kém, quên mang kính nên đọc dò dẫm khá lâu. Thấy mẹ trang nghiêm niệm Phật, lễ Phật theo tiếng thỉnh chuông từ quý Thầy, một cảm xúc khó bề diễn tả trào dâng trong tôi…

Rằm tháng Giêng, tôi cùng vài người bạn về với chùa Quán Tình ở Giang Biên, Long Biên, Hà Nội, mà hôm đó chúng tôi không biết nhà chùa làm Lễ Thượng Nguyên. Tết Nguyên Tiêu nơi ngôi chùa đậm chất thôn quê đông kín người. Tôi không mang máy ảnh, nên chẳng ghi nhận được gì…

Có công đợi, chúng tôi cũng thỉnh được Thầy trụ trì bố thí chút thời gian thưa chuyện. Một chị bạn đến đăng ký cúng Cầu an đầu năm mới và nhờ Thầy tư vấn cho chị đăng ký làm lễ Quy y. Mọi việc nhanh chóng và suôn sẻ. Thầy Liên Vy mời đoàn ở lại dùng cơm chay. Bận việc lắm, nhưng ai cũng hoan hỷ nhận lời.

Ra về, mấy chị bạn mừng lắm vì ai cũng “được việc” , khen thầy hiền từ, nhân hậu, nói chuyện sao đi vào lòng người thế không biết…

Chiều về nhà, tôi thưa chuyện cùng mẹ: Mẹ ơi. Trưa nay con vừa sang chùa Thầy bên Gia Lâm đăng ký cầu an cho cả nhà. Mai nhà chùa làm lễ, mẹ cùng con về chùa dự lễ nhé. Mẹ tôi khẽ gật đầu… Câu chuyện ngày Rằm tháng Giêng là vậy.

Mẹ tôi năm nay đã 62 tuổi, thế mà chưa một lần đến chùa lễ Phật, hay dự một khóa lễ nào. Cuối năm ngoái, có cô Vân cùng xóm rủ đi lễ chùa, mẹ đã đi cùng cho khuây khỏa tuổi già. Đi thăm chùa Trấn Quốc về, mẹ cứ khen mãi, nào chùa đẹp quá, thanh tịnh quá… Thế mà biết bao năm mẹ không biết đến chùa, thật là phí của giời…

Thầy Thích Nữ Liên Vy dặn dò các phật tử trước khi vào khóa lễ

Buổi lễ Cầu an hết sức bình dị...





...nhưng ai cũng hết lòng trang nghiêm, thành kính

Một rưỡi chiều ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, tôi cùng mẹ và cô Vân về chùa Quán Tình dự lễ Cầu an. Nhà chùa thông báo 2 giờ làm lễ, nhưng có vài người mới “phát sinh” nên cần cập nhật thêm thông tin. Hai giờ rưỡi khóa lễ mới bắt đầu. Thầy Liên Vy, vẫn với dáng vẻ thanh thoát, đôn hậu nhẹ nhàng dặn dò kỹ lưỡng từng phật tử chuẩn bị vào khóa lễ.

Chừng hơn chục người cùng tham dự một khóa lễ đơn sơ, nhưng vẻ tôn nghiêm, thanh tịnh vẫn bao trùm. Ai cũng thành kính khi Thầy làm chủ lễ cầu an dẫn chúng tụng Kinh, niệm Phật.



Mẹ tôi lần đầu được lễ Phật

Mỗi người được phát một tờ Văn khấn Cầu an. Tôi tạm gọi như một bài “kệ nhỏ” với đầy đủ nghi thức từ niệm Phật, trì chú đến bài kệ Cầu an. Bài Văn khấn ngắn gọn, súc tích. Mẹ tôi mắt kém, quên mang kính nên đọc dò dẫm khá lâu. Thấy mẹ trang nghiêm niệm Phật, lễ Phật theo tiếng thỉnh chuông từ quý Thầy, một cảm xúc khó bề diễn tả trào dâng trong tôi…

Mẹ chăm chú đọc từng câu Kệ:
…“Cúi xin Mười Phương Phật
Chư Bồ Tát Thánh Hiền
Đem chánh pháp thiêng liêng
Sáng soi nghìn thế giới
Cho chúng con mãi mãi
Dù sinh về nơi đâu
Đều gặp Pháp nhiệm màu
Để nương theo tu tập

Cho con biết khiêm hạ
Biết tôn trọng mọi người
Tự thấy mình nhỏ thôi
Việc tu còn kém cỏi
Cho tay con rộng mở
Biết san sẻ cúng dường
Biết giúp đỡ yêu thương
Đến những người khốn khó

Xin cho con bình thản
Trước nghịch cảnh cuộc đời
Dù bị mắng bằng lời
Hay bằng điều mưu hại
Xin tâm con sung sướng
Khi thấy người thành công
Hay gây tạo phước lành
Như chính con làm được
Cho con biết im lặng
Không nói lỗi của người
Chỉ lặng lẽ dùng lời
Cầu cho người hết lỗi…

…Cúi lạy Mười Phương Phật
Đau khổ đã nhiều rồi
Vô lượng kiếp luân hồi
Đắng cay và mệt mỏi
Nay con dâng lời nguyện
Giải thoát, quyết tìm về
Giác ngộ, quyết lìa mê
Độ sanh, đền ơn Phật”…
(trích bài Văn khấn Cầu an dành cho các phật tử được nhà chùa biên soạn)


Mẹ ơi! Biết bao nhiêu năm mẹ dưỡng dục, nuôi nấng con lớn khôn thành người. Bao năm con biết đến cửa từ bi mà chưa một lần nghĩ rằng, sẽ có ngày mẹ con mình cùng về chùa lễ Phật.

Phải chăng, nơi tâm từ luôn nhân quả ứng. Tôi hàng ngày, hàng giờ hướng nguyện về Tam Bảo, về Chư Phật cầu mong gia hộ cho mẹ, mong mẹ sớm “bén duyên” đạo Phật, từ đó dần có cuộc sống thanh nhàn hơn.

Trước ban Tam Bảo nơi ngôi chùa quê trang nghiêm, thanh tịnh, tôi ngưỡng vọng từ sâu thẳm tâm mình thành kính tri ân thầy Liên Vy, người mà mẹ tôi cứ tấm tắc mãi trước khi ra về: Thầy đọc hay quá, giọng rất truyền cảm, mẹ nghe mà thấy ấm áp quá con à…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm