Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/07/2022, 09:31 AM

Làn sương khói phôi phai...

Hôm nay mây trắng bay ngang đồi, phủ cả một vùng trời trong sương sớm. Người giờ này có lẽ còn chưa dậy, ánh mặt trời cũng mới hưng hửng, chưa đủ sức làm tan sương, tan mây.

Mắt người vừa mới mở sau một đêm an giấc cũng vậy, lốm đốm, lao đao. Đốt lên chút hương, thắp lên tí đèn là đã có khả năng xô dạt bóng tối về phía riêng nó, phần nào làm người tỉnh cơn mê. 

Cũng vậy, Danh - Sắc trong buổi ban sơ tựa hồ như làn khói trắng, chợt có chợt không trong mắt kẻ tu hành. Gì là tứ đại, gì là ngũ uẩn đều như hoa đốm trong đôi mắt đầy ghèn còn chưa mở rõ hẳn. Người bình tâm, lấy hết can đảm và tâm tư của một hành giả, ngồi thật yên và đi thật chậm, ngắm nhìn thân - tâm qua chút lửa tinh cần vừa được thắp sáng. Dù ánh lửa le lói, nhưng vừa đủ khơi lòng tỉnh giác, nhắc người nhớ niệm, nhớ tri. 

39-1

"Và này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, (bệnh là khổ), chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ". (1)

Núi bữa nay thiệt buồn, vì mới vừa qua cơn mưa. Đất ướt, cây úng nước nên lá đổi vàng khè. Tâm người bị úng có đổi từ xanh sang vàng không? Ác, bất thiện ngập tràn thì còn đâu những ngày bình yên cho thiện tâm xuất hiện. Vô tham tâm sở lúc này bị lấn át mất rồi. Vô sân, vô si cũng vậy mà, buồn không... Nguyên nhân phải chăng là...?

"Này chư Hiền, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; như dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế". (2)

Phật trên cao nở nhẹ nụ cười vì người vô minh quá. Lui tới quanh năm cũng những tứ đế, ngũ uẩn, mười hai xứ, mười tám giới,... gì mà khô khan toán học quá. Rồi tới thêm cái bất tịnh, tử thi, chết chóc,... xào qua xào lại toàn mấy chuyện nhắc tới là nhớ kèn đám ma, không kham được! Phật, Tổ cũng chỉ cười!

"Này chư Hiền, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy). Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

Này chư Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định." (3)

Người cầu Cực Lạc mà không nhớ được mấy điều này để làm tư lương thì câu Phật hiệu cũng chẳng đặng tròn vành. Đi buôn muốn lời mà sao người cầu an nhàn quá. Muốn xây nhà Tịnh độ tại nhân gian mà bòn rút vật tư thì nhà xây xong, ngó chừng chính người xây còn chẳng dám ở. Coi bộ rơi vào tâm tham rồi mà không tự tri đó! Cẩn thận!

Này người, tới khi nào mới biết thương mình mà tu?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm