Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/02/2015, 16:33 PM

Lễ giao thừa

Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Lễ Trừ tịch được cử hành đúng vào lúc giao thừa (hết giờ hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày Mồng một Tết).

Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh  (nhà xuất bản Minh Tân – xuất bản năm 1950, trang 329) giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Lúc năm cũ qua, năm mới đến. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ,  và năm mới mới này, có lễ trừ tịch.

Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều đón lễ giao thừa ngoài trời và cúng lễ tổ tiên trong nhà.

Lễ cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa ngoài trời:

Ý nghĩa: Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan là:


Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh, Lý Tào phán quan.
Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh, Khúc Tào phán quan.
Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh, Tiêu Tào phán quan.
Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch tinh hành binh, Liễu Tào phán quan.
Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả tinh hành binh, Biểu Tào phán quan.
Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên hao hành binh, Hứa Tào phán quan.
Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên mao hành binh, Ngọc Tào phán quan.
Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ đạo hành binh, Lâm tào phán quan.
Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh, Tống tào phán quan.
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh, Cự tào phán quan.
Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên bá hành binh, Thành tào phán quan.
Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh, Nguyễn tào phán quan.

+ Lễ trừ tịch
Trừ tịch là đêm cuối năm, giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

+ Lễ cúng giao thừa
Tục truyền rằng mỗi năm có một vị hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần năm cũ bàn giao công việc cho thần năm mới, cho nên cúng tế để tiễn thần năm  cũ và đón thần năm mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Những phút ấy, các gia đình đưa lễ vật, bánh trái, hoa quả, ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa thần đã cai quản mình năm cũ và đón thần mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mà chỉ có thể dừng vài giây hưởng vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Cúng giao thừa tại các chùa, đình, miếu, các văn chỉ cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa thường được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến, hoa, quả, nước, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau.

Ðến giờ phút trừ tịch, chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, chuông trống các chùa, đền  vang lên, pháo hoa nở rộ, chủ nhà khấn lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin thần tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm mới sức khỏe, nhiều may mắn.

Trí Bửu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm