Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/02/2015, 11:12 AM

Lễ hội Chém lợn: Bộ Văn hoá nói lời đanh thép

Dù khẳng định lễ hội chọi trâu đã thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhưng với lễ hội chém lợn, theo Bộ Văn hoá, không nên giữ.

Chọi trâu thành di sản, giữ chém lợn là bảo thủ

Ngày 6/3, ông Phạm Đình Tân, người phát ngôn Bộ Văn hóa cho biết, đến nay Bộ vẫn chưa nhận được văn bản đề xuất dừng lễ hội chém lợn từ Tổ chức Động vật châu Á để có sự hồi đáp. Quan điểm của Bộ Văn hóa trước khuyến cáo này là không ủng hộ lễ hội mang tính bạo lực vì văn hóa Việt Nam rất nhân văn, nhân đạo, hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ.

Ông Tân chia sẻ trên báo VnExpress, bản thân không bao giờ có thể xem được nghi thức chém lợn với máu me be bét khiến trẻ con khóc thét, người yếu tim xem có khi còn đột quỵ. Những hủ tục không mang lại giá trị phát triển thì không nên bảo thủ giữ lại.
 Nghi lễ Chém lợn trong Lễ hội Chém lợn ở Bắc Ninh.
"Đừng lấy lý do truyền thống của cộng đồng. Cộng đồng của làng chém lợn có lớn bằng cộng đồng còn lại không? Theo dõi phản ứng của dư luận qua các báo, tôi thấy phần đa độc giả phản đối lễ hội chém lợn. Một số người dân và nhà nghiên cứu ủng hộ duy trì nghi thức đó là có tư duy bảo thủ", ông Tân nói.

Đối với một số lễ hội gây tranh cãi về tính bạo lực khác như: chọi trâu Đồ Sơn, ăn trâu Tây Nguyên, ông Tân cho biết Bộ Văn hóa không bao giờ khuyến khích. Lễ hội chọi trâu đã thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, quan điểm là tôn trọng truyền thống nhưng cần xem xét lại cách hành xử với công cụ lao động của mình, đặc biệt Việt Nam là nước nông nghiệp, coi "con trâu là đầu cơ nghiệp".

"Để tiêu khiển chúng ta có nhiều cách và nên chọn cách nào nhân văn, phù hợp. Con trâu thắng hay thua đều bị mổ thịt, tức là ánh hào quang của ai đó sẽ thành món xơi của người khác. Nếu hiểu mỗi con vật, mỗi cây cối có đời sống riêng thì sao ta lại đối xử với con vật tàn ác như thế", ông Tân chia sẻ.

Độc đoán, thiếu hiểu biết văn hoá?

Trước đó, Tổ chức Động vật châu Á đã đề nghị bỏ lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh và cho rằng đây là lễ hội phản cảm, tàn bạo. Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt, GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam không đồng tình với ý kiến này và cho rằng cách nhìn nhận như vậy là độc đoán, thiếu hiểu biết về văn hoá.

Theo ông, việc duy trì lễ hội là cần thiết và không tổn hại đến ai. Nhưng ngược lại, nếu cấm tổ chức sẽ ảnh hưởng tới truyền thống văn hóa và đi ngược lại nhu cầu cũng như tín ngưỡng của người dân nơi đó nói riêng và của người dân Việt nói chung.

"Những người đang đánh giá lễ hội chém lợn là dã man, tàn bạo đang không hiểu gì về văn hóa, những người này đang đứng ngoài chứ không phải chủ thể văn hóa nên không thể cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng mà lễ hội mang đến cho người dân".

"Chính phương Tây là nơi đưa ra quyền văn hóa mà lại có những con người độc đoán như vậy. Dã man thì người Tây hay người Việt chưa biết người nào dã man hơn”, ông Thịnh gay gắt.

Đồng quan điểm, Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng việc sử dụng các cụm từ "dã man", "tàn ác", "phản cảm" khi nói về một lễ hội truyền thống là thiếu thận trọng.

"Nếu họ nói vậy khi nhắc tới yêu cầu bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam thì tôi hoàn toàn tán thành. Nhưng, nghi thức trong lễ hội thì lại gắn với những đặc thù riêng về truyền thống tín ngưỡng" - ông Quốc nói.

Hơn nữa, ông Quốc cho rằng: "Trước khi đưa ra nhận xét cuối cùng, chúng ta nên có thiện chí để tìm hiểu rõ về căn nguyên và lịch sử của những nghi thức ấy".

"Chúng ta hãy cứ nghĩ rằng kiến nghị của Tổ chức Động vật Châu Á xuất phát từ sự chân tình và cần được tôn trọng. Tuy nhiên, việc thay đổi thế nào, thay đổi tới đâu, thì lại là một câu chuyện cần được nghiên cứu kĩ" – nhà sử học Dương Trung Quốc nói thêm.

Còn GS Trần Lâm Biền cho biết, đây là nghi thức với ngầm ý xin thành hoàng phù hộ để vùng đất bản địa được trù phú, màu mỡ - khi màu đỏ của tiết lợn được coi là biểu trưng của sinh khí. Và, trong vài năm gần đây, cuộc tranh cãi của giới nghiên cứu về việc duy trì hay thay đổi nghi thức này cũng thường xuyên diễn ra, nhưng với một quy ước bất thành văn: Tôn trọng truyền thống, cũng như cộng đồng người dân Ném Thượng.

An Nhiên
Nguồn: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/le-hoi-chem-lon-bo-van-hoa-noi-loi-danh-thep-3231484/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm