Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/04/2013, 11:56 AM

Lễ hội chùa Láng

Hội chùa láng được mở vào ngày  7/3 âm lịch tại ngôi chùa của làng Láng thuộc phường Láng Thượng quận Đống Đa, Hà Nội. Tương truyền đó là ngày sinh cùa Thiền sư Từ đạo Hạnh vị thánh của làng Láng, người được dân làng thờ phụng tại ngôi chùa này.

Chùa Láng còn được gọi là Chiêu Thiền tự. Theo thần phả của chùa, Từ Đạo Hạnh là thiền sư nổi tiếng thời Lý. Ông tên thật là Từ Lộ, con của Từ Vinh và bà Tăng Thị ở làng Yên Lãng (còn gọi là làng Láng), là người thông minh, hiếu học, có chí lớn, tính tình phóng khoáng. Sau khi cha mất, Từ Đạo Hạnh chọn con đường đi Tây Vực để học đạo. Khi trở về, ông đến tu tại núi Phật Tích (còn gọi là núi Sài Sơn – Hà Nội).   

Tại đây ông cho xây am Hương Hải, viện Phổ Đà, sau này trở thành chùa Thiên Phúc (chùa Thầy). Ông là người có kiến thức uyên thâm về đạo Phật, thường đi khắp nơi giảng đạo pháp. Từ Đạo Hạnh mất vào ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch tại chùa Thiên Phúc. Theo truyền thuyết, ông được đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và được bác ruột là Vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) nuôi, phong làm Thái tử cho kế vị, về sau là Vua Lý Thần Tông.

Tài liệu cũ ghi chép rằng: Hội Láng không phải được tổ chức hàng năm mà cứ phải mươi, mười lăm năm nhất là vào những lúc mưa thuận gió hoà, những khi vận hội thanh bình, nhà nhà no ấm hội mới được mở. Hội được mở cùng ngày với hội chùa Thầy, nơi tu hành của đức thiền sư. Việc chuẩn bị cho lễ hội khá công phu, chẳng hạn phải có đủ số lượng các loại pháo để bắn khoảng nửa giờ trong nghi lễ đấu thần, chọn lựa và huấn luyện hai bộ đô tuỳ nội và ngoại. Bộ đô tuỳ nội có 18 trai đinh, phải là những người đang còn chịu tang, như có ý để tang cho Thánh phụ (Từ Vinh) sẽ rước kiệu từ chùa Láng đến cống Cót, rồi độ hà sang sông, chuyển kiệu cho đô tỳ ngoại gồm 36 người (18 người dự bị), rước kiệu đi tiếp sang tận Dịch Vọng Hậu và lại rước trở về chùa Cả.

Ngày mồng 5 bắt đầu hội, kiệu Thánh được rước lên chùa Nền để ông thăm lại nơi chào đời. Ngày hôm sau lại rước Thánh xuống chùa Tam Huyền ở làng Mọc dể thăm cha. Hai ngày này chỉ rước bát hương mà không rước tượng. Tối mồng 6 tượng ngài trong chùa Cả được rước ngự tại nhà bát giác để Thánh xem mười cô gái xiêm y lộng lẫy hát múa.

Mồng 7, chính hội có đám rước lớn có hai lá cờ tiết mao đi đầu. Nối theo là hai hàng chiêng trống. Có cả con đĩ đánh bồng và long đình gồm rất nhiều cờ, quạt, lọng, phướn theo sau. Lễ hội chùa Láng thực chất là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch Hà Nội trước kia nên có những nét khác lạ. Từ chùa ra tới đường cái đám rước đi rất chậm, ra đến cổng làng thì tốc độ mới tăng dần lên. Vừa có lễ dành cho Thánh, vừa có lễ dành cho Phật lại vừa có lễ dành cho thiên tử tượng trưng cho 3 kiếp hoá của Từ Đạo Hạnh        

Cái độc đáo làm nên nét riêng của lễ hội là hình thức trình diễn đấu thần. Tới cửa chùa Thánh Tổ (thờ Đại Điên) đám rước dừng lại, pháo lệnh nổ vang, rồi tiếp đó hàng loạt pháo thăng thiên và pháo chuột được đốt phóng sang chùa Thánh Tổ, sang chỗ kiệu Đại Điên đang núp. Đúng chính ngọ (12 giờ trưa) đám rước thật nhanh đi về chùa Cả. Đêm đó có hát chèo vãn hội.

Hội Láng đã cho ta thấy sinh động cảnh sinh hoạt của người Việt đời Lý. Xưa kia dường như Đạo và Đời hoà vào làm một chính vì thế những ngôi chùa dọc hai bờ Tô giang liên quan đến sự tích Từ Đạo Hạnh vẫn được dân gian gọi là đền. Hình thức hội Láng nằm trong hệ thống các phong tục hội hè miền phụ cận kinh thành Thăng Long. Trải nhiều đời, nó đã góp vào quá trình sinh hoạt văn hoá dân gian chốn đế đô một tổng thể lễ tiết phong phú và độc đáo.

Hội chùa Láng được tổ chức hàng năm để tỏ lòng biết ơn tới Thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông. Trước kia, hội chùa diễn ra trong 10 ngày, được các làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch cùng đứng ra tổ chức. Hiện nay, hội được tổ chức gọn trong 3 ngày, từ ngày 6 đến 8/3 âm lịch, chính hội là ngày 7/3 âm lịch.

                                                                                  Diễn biến lễ hội:

Ngày 06/3:

Buổi sáng, sư thầy và các cụ vãi trong chùa làm lễ tụng kinh cúng Phật. Buổi chiều, các phường lân cận biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Buổi tối, các cụ ông làm lễ bao sái Tượng Phật, Thánh và đồ thờ cúng, đồ tế.

Ngày 07/3 (Chính hội)

Buổi sáng, lễ rước kiệu Thánh từ chùa ra đường lớn được tổ chức rất long trọng. Đoàn rước đi một vòng rồi trở về chùa và an vị kiệu tại nhà bát giác. Tiếp theo, cụ chủ tế đánh trống khai hội và đọc thần phả của Thánh cùng lịch sử chùa. Cuối buổi sáng là lễ tế Thánh do đội tế nam của chùa Láng thực hiện.

Buổi chiều, đội tế nữ chùa Láng làm lễ dâng hương tế Thánh. Đến tối, các sư thầy trong chùa làm lễ tiến hương hoa và đọc kinh.

Ngày 08/3:

Buổi sáng, các đoàn tế lễ, dâng hương của các phường lân cận vào làm lễ tế Thánh. Buổi chiều, diễn ra các trò chơi dân gian và lễ trao giải các cuộc thi trong lễ hội. Kết thúc lễ hội là lễ tế hạ hội do các cụ ông tiến hành vào lúc chiều tối.

Trong hai ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều hoạt động được tổ chức như: thi thổi cơm, đập niêu, chọi gà, đi cầu kiều, thi cờ tướng, hội thơ, hội thư pháp, hát quan họ, chầu văn, cải lương, múa…

Phương Bối (tổng hợp)
 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm