Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/03/2015, 09:05 AM

Lễ hội chùa Long Khánh và truyền thuyết ly kỳ

Trong những ngày đầu xuân Ất Mùi 2015, chúng tôi có dịp đến tham dự Lễ hội chùa Long Khánh tại thôn Tế Cầu, xã Hồng Đức, huyện Ninh Giang (Hải Dương). Đây là Lễ hội được nhà chùa và nhân dân địa phương tổ chức 2 năm một lần vào đầu năm mới hay còn gọi là lễ hội mùa xuân. 

Lễ hội chùa Long Khánh không chỉ phản ánh phong tục, tập quán, lối sống, phong trào học tập, lao động sản xuất xây dựng cuộc sống mới mà còn thể hiện ý trí, nguyện vọng của nhân dân cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, hướng Phật, giáo lý nhà Phật và cũng là thời gian nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả. 
 
Ly kỳ 72 ngôi chùa thờ một vị Tướng quân

Theo Biên niên lịch sử của làng và các cụ cao niên cho biết: Làng Tế Cầu xa xưa là vùng đất bồi của hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Thái Bình. Tương truyền rằng: Vào khoảng thế kỷ XIV, cụ Lý Quốc An là Tướng quân giúp nhà Trần đánh giặc. Sau cuộc chiến, Ngài bị thương đầu sắp lìa khỏi cổ. Từ vùng đất Vĩnh Bảo, Ngài cùng quan quân vừa chiến đấu vừa rút về sâu trong đất liền. Ngài đã đi qua 71 địa danh và đã rơi 71 giọt máu đào. Cụ đến vùng đất Tế Cầu là địa danh 72. Khi  đến vùng đất này chưa có mấy người ở. Ở bên cạnh đường có một cái quán nhỏ và cụ già ngồi bán nước chè, tóc bạc như tuyết, da đỏ hồng hào như quả bồ quân, giọng nói trong trẻo ấm cúng dễ nghe.

Ngài Lý Quốc An xuống ngựa và hỏi cụ chủ quán: “Cụ ơi đầu tôi sắp lìa cổ và rơi 71 giọt máu rồi như thế này liệu có sống được nữa  hay không?”. Cụ chủ quán hiền từ và bảo: “Đầu Ngài sắp lìa cổ phải chăng Ngài là tiên là Phật, chứ Ngài nếu là người trần mắt thịt thế thì còn sống làm sao được. Ngài suy nghĩ ta đâu có phải là tiên là Phật ta cũng chỉ là người trần mắt thịt mà thôi, thế thì ta không thể sống được và ta thác ở đây rồi”. Nghe xong, Ngài ra lệnh cho quan quân dừng lại và nói: “Ta sẽ định thân ở đây” và cùng quan quân vào khu đất bãi hoang.

Ngài bỏ mũ, bỏ áo giáp, bỏ ủng, bỏ gươm, bỏ ngựa. Ngài đi một vòng, lúc này trên trời mây ngũ sắc kéo đến che kín một vùng trời rất rộng, khu bãi hoang mọc lên một khu cây cối um tùm, kèm theo đó là những thửa ruộng, gò đất theo hình con ngựa, cái ủng, cái kiếm, cái mũ. (Đến năm 1970 vẫn còn Lăng và các thửa ruộng, gò đống có hình thù như vậy, sau này hợp tác xã nông nghiệp cải tạo đồng ruộng và giãn dân ra ở thì không còn Lăng và những thửa ruộng theo hình thù như vậy nữa).

Ngài đã hóa thân vào khu rừng ấy, trời tự nhiên lại bừng sáng. Sau đó quan quân quay lại chỗ lúc nãy thì không thấy quán và cũng không thấy cụ chủ quán đâu nữa. Sau này nhân dân ta lập lên ngôi đền để thờ Ngài, nay là khu đất của ngôi đình và chùa. Ngài Lý Quốc An được nhân dân tôn thờ là Thành hoàng làng. Riêng 71 địa danh đã rơi 71 giọt máu đào đã được nhân dân xây dựng 71 đền thờ Ngài.

Trong 71 dịa danh có nơi ghi tên Ngài là Lã Văn An. Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, nhân dân địa phương mở hội làng cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi. Đồng thời ghi nhớ công lao của Ngài Lý Quốc An đã khai sinh lập ấp. 
 
 
Và Lễ hội mùa xuân

Trao đổi với chúng tôi, ông Triệu Đức Thiêm – Bí thư chi bộ, Trưởng BTC Lễ hội cho biết: Tế Cầu là 1 trong 4 thôn của xã Hồng Đức. Từ nhiều năm nay vào dịp đầu xuân mới, nhân dân trong làng và nhà chùa tiến hành mở hội chùa Long Khánh. Lễ hội năm nay được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 10 đến hết ngày 12 tháng Giêng, cùng với các lễ nghi mang tính tâm linh như: rước kiệu, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, mừng quê hương đổi mới.

Việc tổ chức lễ hội  chùa Long Khánh được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, công tác quản lý điều hành của UBND xã, công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội. Phương châm chỉ đạo lễ hội đầu xuân ở Tế Cầu đảm bảo nghi lễ trang trọng, nội dung lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chống phô trương hình thức gây lãng phí tốn kém.
 
 
Chương trình lễ hội được chia làm hai phần: Lễ và Hội. Phần Lễ bao gồm: Khai mạc lễ hội, rước kiệu Phật – Thánh quanh thôn, tế yết an vị Thánh và dâng hương. Trong phần khai mạc Lễ hội tập trung giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương đối với thế hệ trẻ, biểu dương người tốt việc tốt trong phong trào lao động sản xuất phát triển kinh tế, phong trào học tập giỏi, xây dựng gia đình văn hóa. Phần Hội được tổ chức các trò chơi dân gian như: đập niêu, tổ tôm, cờ tướng, chọi gà gắn với các trò chơi thể thao hiện đại như: Đá bóng, Cầu lông, Bóng chuyền, giao lưu văn nghệ giữa các thôn làng, địa phương bạn. Diễn viên chủ yếu vẫn là những con em địa phương, hôm qua họ vốn là những người chân lấm tay bùn, cần cù lao động sản xuất trên đồng ruộng, hôm nay họ là những đấu thủ diễn viên thực thụ.

Những điệu múa lời ca tuy mộc mạc, cây nhà lá vườn nhưng lại có sức hấp dẫn đối với người dân đến lạ kỳ. Chính vì vậy, lễ hội chùa Long Khánh thôn Tế Cầu không chỉ thu hút người dân địa phương, du khách thập phương và các phật tử về đây dự hội, thi tài, cùng nhau thắp một nén hương, đóng góp một phần tiền công đức nhỏ bé của mình vào lễ hội để tăng thêm nguồn lực củng cố, trùng tu và nâng cấp di tích lịch sử của thôn làng mỗi năm trị giá hàng trăm triệu đồng. 

Mục đích của Lễ hội chùa Long Khánh không chỉ làm cho vui xóm vui làng, mà còn là dịp để giới thiệu bức tranh kinh tế - xã hội của địa phương đối với du khách thập phương, tăng cường mối quan hệ thân thiện, liên kết phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các địa phương bạn, gắn kết nét đẹp truyền thống văn hóa xưa với nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. 

Đức Tùy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm