Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/01/2013, 09:03 AM

Lê Thành Nhơn và điêu khắc tượng Phật

Là gương mặt lớn của điêu khắc miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và sau ngày định cư ở nước ngoài, Lê Thành Nhơn dường như trong sự nghiệp sáng tác của mình đã có một duyên nợ khá bền chặt với đề tài Phật giáo

Qua lý thuyết và phương pháp tạo hình Tây phương, họa sĩ điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002) đã mang lại cho nghệ thuật điêu khắc tượng Phật Việt Nam một cái nhìn mới lạ so với phương pháp tạo hình truyền thống. Với các tác phẩm quan trọng của mình, ông đã có đóng góp to lớn vào kho tàng nghệ thuật Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

Là gương mặt lớn của điêu khắc miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và sau ngày định cư ở nước ngoài, Lê Thành Nhơn dường như trong sự nghiệp sáng tác của mình đã có một duyên nợ khá bền chặt với đề tài Phật giáo.

Với Lê Thành Nhơn, người ta thường liên tưởng đến sự đồ sộ, hoành tráng và các tác phẩm thể hiện đề tài Phật giáo. Đối với điêu khắc tượng Phật, trong nước, ông chỉ đề lại hai tác phẩm. Đó là tượng đầu Bồ tát Quán Thế Âm ở Trung tâm Văn Hóa Phật giáo Liễu Quán tại Huế và tượng Thích Ca ngồi ở Trung tâm Phật học Huệ Nghiêm (Phú Lâm, TP. HCM). Cả hai được thực hiện vào thập niên 70 và đều là những tác phẩm quan trọng.

Khởi sự ly khai với nghệ thuật chế tác tượng Phật truyền thống theo phong cách dân gian miền Bắc, khác hẳn dòng tượng mang đậm dấu ấn tạo hình thời Minh, Thanh (Trung Quốc) ở miền Trung, hay phong cách Phật giáo Nam tông ảnh hưởng điêu khắc Nam Á ở miền Nam, các sáng tác của Lê Thành Nhơn tuân thủ tối đa các quy chuẩn, đường nét, hình khối của nghệ thuật tạo hình Tây phương. Về cơ bản, sáng tác của Lê Thành Nhơn vẫn theo phong cách tượng cổ điển. Tuy nhiên, khi ứng dụng vào quá trình sáng tác tượng Phật, điều đó đã mang lại những kết quả hết sức bất ngờ và tạo cho người xem nhiều cảm xúc khác lạ.

                         Tượng Phật Thích Ca ở chùa Huê Nghiêm

Tượng Phật Thích Ca ngồi (ciment, cao 450cm, 1970) ở trung tâm Phật học Huệ Nghiêm là một tác phẩm hoành tráng được thể nghiệm công phu, tỷ mỷ và vô cùng trau chuốt. Mọi dấu vết của mô thức tượng Phật truyền thống đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là những đường nét khỏe khoắn, phối hợp với dạng khối kỷ hà (ge1ometrie) mạnh mẽ, lạ lẫm. Yếu tồ thị giác được chú trọng khai thác một cách tối đa. Những chi tiết đặc tả tinh tế trên gương mặt bắt nhịp với các nếp lượn thân áo đặt trong một tỷ lệ cân đối đã tạo cho bức tượng vẻ uy nghi, vững chãi và sự chuyển động hết sức linh động.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm (Bronze, 1972) ở trung tâm Văn Hóa Phật giáo Liễu Quán tại Huế là một tác phẩm độc đáo khác. Được thực hiện vào khoảng đầu thập niên 70. Ở tác phẩm này, các ứng dụng phương pháp quen thuộc của Lê Thành Nhơn hầu như vắng bóng, nhường chỗ cho sự giản lược tối đa về đường nét và hình khối. Sự độc đáo của tác phẩm này tập trung ở cách tạo hình mái tóc vút cao thanh thoát, bao phủ gương mặt Á Đông tĩnh lặng, đổ về phía sau tạo thành khối chủ đạo kết hợp làm đế tượng và là trọng tâm cho tác phẩm. Đây thực sự là kiệt tác nghệ thuật cấu thành từ sự khúc chiết, cân đối, mềm mại, hài hòa và là tác phẩm đặc biệt có dấu ấn cá nhân đặc thù trong sưu tập tạo hình hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở nhiều nơi trên thế giới.

Ứng dụng phương pháp tạo hình Tây phương, Lê Thành Nhơn đã khá thành công, tác phẩm điêu khắc tượng Phật của ông thực sự là những di sản quý báu của nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến những vấn đề tế nhị. Có lẽ lần đầu tiên ở Việt Nam, Lê Thành Nhơn là tác giả đã ghi dấu ấn cá nhân sâu sắc lên tác phẩm tượng Phật của mình. Vô hình trung , các tác phẩm của ông đã chuyên chở đầy ấp thông điệp nghệ thuật trong khi giá trị ích dụng chủ yếu của tượng tôn giáo vốn đóng vai trò truyền tải bức thông điệp tâm linh. Nói khác đi, ông đã đẩy tượng Phật thành đối tượng thị giác thay vì là đối tượng tín ngưỡng. Đây cũng là dụng ý của nhiều thế hệ nghệ sĩ vô danh đã tạo nên hàng ngàn tác phẩm tranh tượng, mà ở họ, hai mục đích tín ngưỡng và nghệ thuật thường được chú ý kết hợp hài hòa trong đó mục đích tín ngưỡng luôn được xếp hàng đầu trong yêu cầu tác phẩm.

Các tác phẩm thể hiện đề tài Phật giáo của Lê Thành Nhơn vào các giai đoạn sau này cũng tiếp tục gặt hái nhiều thành công đáng kể. Tượng Sitting Buddha (Bronze, 50x50cm, 1987) đã được chọn trưng bày ở bảo tàng Quốc gia Australia (Canberra), Bảo tàng di dân tiểu bang Victoria…cùng với nhiều tác phẩm thể hiện đề tài khác.

Đặc biệt, ở thời điểm cuối đời, một số tác phẩm của ông đã đi sâu hơn vào vấn đề thấm đượm tinh thần Phật giáo. Bộ tranh vẽ hoành tráng “Tứ đại” trên chất liệu xăng dầu mỗi bức cao 200cm, dài 600cm; bộ tượng Sinh – Lão – Bệnh- Tử (plaster, 1987) đặc sắc của ông như là kết quả của quá trình suy tư sâu thẳm.

Trong gần nửa thế kỷ sáng tạo nghệ thuật bền bĩ. ớ Lê Thành Nhơn, có thể thấy được nguồn mạch tâm thức Phật giáo luôn tàng ẩn xuyên suốt như một dòng chảy mà mỗi điểm dừng là sự kết tinh của những tác phẩm nghệ thuật làm nên khuôn mặt điêu khắc gia và đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện đại, cho dù ở đâu đó trong nhiều tác phẩm của ông vẫn còn phảng phất đôi điều chưa xứng ý.


Uyên Nghi
Nguồn: Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 24

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm