Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lời tâm sự "nghẹn ngào" của người mẹ có con đi tu

Tôi chỉ có người con gái duy nhất. Giữa năm 2012 khi con gái xin ra nước ngoài, nói là đi học Thạc sĩ ngành Ngân hàng nhưng ai ngờ con gái tôi đi xuất gia. Trong lòng tôi lâng lâng, dâng trào nước mắt, còn chồng tôi thì lâm bệnh…

 Cô Lan rất hạnh phúc khi có con gái đi xuất gia

Trên chuyến bay sang dự khóa tu tại một tu viện ở Parkchong (Thái Lan) tôi có gặp gỡ nhiều phụ huynh của các Sư cô, Sư chú mới xuất gia. Lần này, họ sang Thái Lan để gặp những người con của mình đã “Xuất gia hoằng thánh đạo/Thế độ nhất thế nhân”

Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam, nhất là ngoài miền Bắc, việc con cái đi xuất gia là điều rất khó khăn. Bởi trong tâm ý của nhiều người, luôn có "mặc định" hiểu sai lệch rằng đi xuất gia tức là do đau khổ, do thất tình hoặc do “bất mãn cuộc đời”…mới vào chùa xuống tóc, mặc áo nâu, hàng ngày làm bạn với kinh sách, với tiếng chuông, tiếng mõ.

Do đó, nhiều người đi xuất gia phải trốn gia đình hoặc nói dối là đi “du học”, biết làm như vậy sẽ phạm giới nói dối nhưng có như vậy họ mới hoàn thiện được tâm nguyện của mình.

Hay tin người con của mình nay đã “đầu tròn, áo vuông” nhiều bậc cha mẹ đã bàng hoàng hay đau lòng trước sự thật đó. Hạt giống giận dỗi, buồn đau đã trỗi dậy trong họ. Thậm chí nhiều người đổ bệnh khi biết con mình chọn con đường xuất gia.

Tâm sự với tôi, cô Lan (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi chỉ có người con gái duy nhất. Giữa năm 2012 khi con gái xin ra nước ngoài, nói là đi học Thạc sĩ ngành Ngân hàng nhưng ai ngờ con gái tôi đi xuất gia. Trong lòng tôi lâng lâng, dâng trào nước mắt, còn chồng tôi thì lâm bệnh…”

Đi xuất gia, tức là “cắt ái sở từ thân”, xa rời đời sống thế tục. Do đó, nhiều người đi xuất gia phải một hoặc vài năm mới có thể về thăm lại gia đình. Theo đó, nhiều cha mẹ trong khoảng thời gian đó vẫn trách giận con cái mình bỏ cha mẹ đi tu.

Nhưng khi cha mẹ có con đi xuất gia hiểu được ý nghĩa rất cao đẹp của việc đi tu là trên đền ơn Tam Bảo, dưới cứu độ quần sinh thì họ lại hạnh phúc biết nhường nào.

Xuống sân bay, đến tu viện gặp lại người con gái, nay đã thành một Sư cô. Cô Lan đã ôm chầm lấy con gái, hai mẹ con cùng thở và cười trong chính niệm.

Sau gần hai năm, nay hai mẹ con mới gặp lại nhau. Niềm vui và hạnh phúc khôn xiết!

Chia sẻ với tôi, cô Lan nghẹn ngào và xúc động: “Biết con gái đi tu, tôi vừa mừng vừa tủi. Mừng vì con gái mình đã giác ngộ, giũ bỏ hết việc đời, bon chen, quan quyền và địa vị để bước lên con đường đẹp là...tu. Tủi vì có mỗi một người con gái, gần mẹ, thường xuyên tâm sự và quan tâm tới mẹ, hiểu và thương mẹ thì nay đã đi xa.

Nhưng lúc này gặp lại con gái, thấy toát lên sự tươi mát, bình an, không chút ưu phiền và lo lắng như hồi con tại gia. Tôi mừng vô cùng. Giờ đây tôi thấy hạnh phúc khi có con đi xuất gia. Bởi tôi đã hiến một tài sản lớn và quý giá cho tu viện, cho quê hương. Là một người mẹ có con đi xuất gia, tôi rất mong những bậc cha mẹ hãy vì sự nghiệp đạo đức cho tương lai của đất Việt mà “hân hoan” khi con đi tu như con tôi”

Tâm Đức Hậu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm