Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lời "thú tội" của một sư cô

Bất ngờ một ngày nọ khi ông ở lứa tuổi 75. Ông tự tuyên bố với gia đình ngày 14 tháng 7 ông sẽ vãng sanh Cực Lạc. Mọi người trong nhà bán tin bán nghi.

Tôi là Thích nữ Tuệ Nhi xuất gia tu hành năm 17 tuổi. Lứa tuổi đầy năng động. Sẵn thông minh nhạy cảm tôi theo đuổi sự học hành và được Sư phụ trợ duyên cho ăn học. Sau nhiều năm vừa tu vừa học tôi đã đạt được 4 bằng cấp đại học và tự mãn rằng mình có kiến thức học vị thế gian và cả Phật pháp có thể giúp ích cho tín đồ.

Cha tôi tên Lại văn Từ một người ít học lại là người Tàu ở Chợ Lớn. Công việc của ông là buôn bán đồ phế thải. Hàng ngày ông bôn ba khắp nơi để thu nhặt những đồ đạc người ta không dùng và bán đi để nuôi sống gia đình.

Phước may cho ông gần cuối đời có người mách bảo phương pháp tu hành niệm Phật. Ông thật thà chất phát nghe tin theo và làm một bàn thờ tại nhà để ngày ngày niệm Phật cầu vãng sanh. Mẹ tôi cũng thế.

Bất ngờ một ngày nọ khi ông ở lứa tuổi 75. Ông tự tuyên bố với gia đình ngày 14 tháng 7 ông sẽ vãng sanh Cực Lạc. Mọi người trong nhà bán tin bán nghi.

Trước khi vãng sanh ông bị một cơn bệnh nặng phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Nhưng đến ngày 11 tháng 7 năm đó. Ông bình tĩnh xin được xuất viện về nhà.

Ông hỏi gia đình hôm nay là ngày mấy? Gia đình trả lời là ngày 11 tháng 7. Ông nói ba ngày nữa ba sẽ vãng sanh. Đức Phật đã báo trước rồi. Nấu cho nị ba trái khoai lang cúng Phật. Đúng ngày đấy ông an nhiên niệm Phật ra đi một cách êm nhẹ có đầy đủ ân chứng vãng sanh. Mẹ tôi cũng được vãng sanh sau đó vài năm.

Tôi thấy cha mẹ tôi rất ít học nhưng tin Phật pháp chỉ niệm Phật mà được giải thoát. Nhìn lại tôi đã 50 mươi tuổi học thức đầy đủ, toàn văn bằng tiến sĩ, đại học nhưng tôi không cảm thấy mình có thể giải thoát bằng cách nào?

Bằng cấp tôi đạt được chỉ để giúp truyền đạt kiến thức thế gian. Quả thực không có thực dụng cho sự nghiệp thành tựu trí tuệ thực chứng. Tôi cảm thấy cha mẹ tôi thực sự đã phát minh được trí huệ qua quá trình niệm Phật mà tôi nghĩ quá đơn giản.

Bây giờ tôi mới liễu ngộ được sự thật là học vấn của tôi chỉ là một hình thức vọng tưởng, tôi đã nhét vào đầu những học vị tiến sĩ bằng cấp cao học này nọ chỉ là để thỏa mãn cái ta một cách trơ trẽn thực sự không ích lợi cho tôi về phương diện thực chứng chân lý.

Cha mẹ tôi tuy ít học nhưng hai người biết 'ấn chứng" vào đầu họ những câu niệm Phật đơn giản. Chính vì sự quá đơn giản này mà không ai ngờ nó ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh và trí tuệ siêu thoát vĩ đại bởi sức gia trì của chư Phật.

Từ nay với lứa tuổi 50 tôi phải dũng mãnh dừng lại sự giảng dạy, lập tức quay đầu niệm Phật. Đời sống có ý nghĩa gì khi ta không thể nhận thức vòng sanh tử luân hồi vô gián đoạn đã kéo lê kiếp sống vô minh mà ở đó nỗi thống khổ và đau đớn thê lương của mình cùng hàng triệu sinh linh luôn luôn đè nặng.

Tôi không dám dụng ý khuyên mọi người niệm Phật theo tôi. Nhưng tôi muốn bày tỏ sự giác ngộ của mình khi nhìn thấy song thân tôi không có một trình độ chi hết mà được tái sanh nơi cõi Phật trong khi đó tôi là một người tu hành xuất thế lại có nhiều bằng cấp, trong đó có học vị tiến sĩ mà rốt cuộc vẫn mù mờ trong ý niệm siêu thoát tâm linh.

Phải chăng tôi đã làm những cái không cần thiết mà tôi tưởng rằng vinh dự? Tuy cha mẹ tôi là người thế tục lại ít học nhưng đã biết làm những cái cần thiết trong cuộc đời quá ngắn ngủi này. Phải chăng tôi dù học rất nhiều nhưng vẫn không đạt được trí tuệ để hiểu lời dạy rất đơn giản của đức Phật là “hãy tinh tấn lên để giải thoát” (không phải tinh tấn để cầu danh hão của thế gian).

Tôi cũng không thực sự hiểu là bản hoài của chư Phật ra đời là để dạy dỗ tâm linh cho mọi người đặng sớm chấm dứt vòng sanh tử chứ không phải để mưu cầu cái gì khác từ thế giới huyền ảo này.

Cái vô minh mà đức Phật thường nhắc đến trong kinh điển phải chăng ám chỉ mọi người không biết mình là ai? Phải làm gì? Và chết đi về đâu?... trong cuộc đời quá ngăn ngủi này.

Thích Nữ Tuệ Nhi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Phật giáo thường thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Công đức của việc xây chùa

Phật giáo thường thức 15:54 22/04/2024

Xin Thầy giải thích cho con về công đức và thành tựu của việc xây dựng những ngôi chùa lớn, xây chùa lớn có phải là biểu hiện cho một sự thành tựu của Chánh pháp hay không? Xin Thầy hoan hỷ chỉ cho con.

Những hình thức sinh và tử

Phật giáo thường thức 10:18 22/04/2024

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

Tu là việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp từ xấu thành tốt

Phật giáo thường thức 09:00 22/04/2024

Chữ 'tu' trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là việc tu hành, mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ 'tu' là một khái niệm quan trọng về việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp của con người - thân, khẩu, ý - từ xấu thành tốt.

Xem thêm