Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/04/2014, 11:25 AM

Lời tự thuật Đường về cực lạc

“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược ta bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Củng chính là “Pháp môn Tịnh độ” nói bằng một cách khác đấy thôi…

Thời gian qua tôi từng tự nghĩ:

Ta cùng thập phương chư Phật đồng một bản chơn giác tánh, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật há chẳng từng dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đầu đầy đủ Như Lai Trí huệ đức tướng” đó ư!

Từ khi sơ thỉ có thân, không phải là ta sau chư Phật. tại sao chư Phật, các Ngài đã giải thoát tự tại, đủ vô lượng trí huệ công đức thần thông, mà ta vẫn bị buộc ràng trong vòng sanh tử, đầy vô biên phiền não tội nghiệp khốn khổ ? Phải chăng là do vì chư Phật sớm chứng ngộ bản chơn, còn ta mải mê say trần dục! Thật là đáng hổ thẹn! Thật là đáng thống trách!

Tôi lại tự nghĩ:

Đã tự biết rồi, giờ đây ta phải kíp lo sao cho được giải thoát và phải giải thoát nơi đời hiện tại này. Nếu trong đời hiện đại này, mà chưa được giải thoát, đời sau quyết khó bảo đảm, và có thể vẫn loanh quanh mãi trong vòng luân hồi như những đời quá khứ thôi! Vì sao vậy? Có nhiều điều rất chướng ngại con đường giải thoát của ta ở đời sau:

1. Do phước lực tu hành hiện đời mà ta sẽ sanh lên các cõi trời ư? Trong Kinh có lời: Chư Thiên cõi Dục, vì cảnh ngũ dục quá thắng diệu dồi dào làm cho say mê, lại không có sự thống khổ làm cho thức tỉnh, nên khó phát tâm chịu nhọc chịu khổ mà tu hành đạo hạnh. Hưởng phước vui mãi mà không tu, tất có ngày hết phước mà phải sa đọa. Còn chư Thiên trong cõi Sắc và Vô Sắc lại vì mãi an trụ trong cảnh giới thiền định, khó tấn tu đạo giải thoát, lúc sức thiên định đã mãn, vẫn uy nghiêm làm kẻ luân hồi.
 
Vĩnh Gia Thiền sư có nói: Người tu phước sanh lên các cõi trời sẽ chiêu vời quá khổ ở tương lai, như bắn mũi tên lên hư không, khi sức đã mãn tên lại rơi xuống đất.

Đó là sanh lên cõi trời thời không bảo đảm giải thoát.

2. Ta sẽ được thân làm người nữa ư ? Đui, điếc, câm, ngọng trên mặt địa cầu rất lắm kẻ; Mán, Mọi, dã man cùng ngiều người; biết bao xứ không Phật, Pháp, Tăng; nơi nơi đầy ngoại đạo tà giáo. Được thân người mà có một trong các điều  trên đây rất khó mong tu hành chánh đạo, tất sẽ lạc vào tà ngoại. Ngoài ra, nếu ta có phước mà sẽ làm vua, làm quan, làm nhà triệu phú: “Sang giàu học đạo làm khó” Lời Phật rành rành trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Hoặc giả đời trước có tu thiền quán à được thông minh: “Thể trí biện thông” là một trong bát mạn. Đó là chưa kể đến  không biết bao nhiêu người  lợi dụng sự sang giàu tài trí để gây tạo những tội ác tày trời, mà ta thường nghe thường thấy trong đời…

3. Phật nói: “Chúng sanh được thân người như đất dính móng tay, còn sa váo ác đạo như đất toàn cõi đại địa”. Sau khi ta bỏ thân này, ta dám cả quyết là không đi xuống ư? Kinh nói: “Phạm một tội nhỏ (kiết-la) phải đọa địa ngục bằng tuổi thọ của Tứ Thiên Vương”. Huống là nghiệp chướng từ vô lượng đời đến nay khó  có thể lường.E rằng “Cường giả tiên khiên”, một bước trật chân chắc chắn là lăn xuống đến đáy hố sâu. Đây là điều lo sợ cho đời sau mãi mãi trầm luân.

Rồi tôi tự gẫm:

Y cứ nơi Thánh giáo: Dứt sạch tam giới kiến tư hoặc mới siêu thoát luân hồi. Nếu phiền não còn mảy may, cội gốc sanh tử còn chưa đoạn. Đây là thông luận của Đại thừa và Tiểu thừa.

Riêng phần Đại thừa, được bảo đảm trên con đường siêu thoát thành Phật, tất phải vào bậc tín tâm bất thối làm đầu. Chứng bậc này, theo kinh Tín Luận, phải là người đủ năng lực thiện căn huân tập, thâm tín nhơn quả, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, phát Bồ đề tâm, đặng gặp chư Phật gần gũi cúng dường, tu Bồ tát hạnh. Tu tập như vậy mãi đến đủ một vạn đại kiếp tín tâm mới thành tựu.

Nhưng tôi tự an ủi:

Đức Phật Như Lai  có dạy một phương tiện siêu thắng để bảo đảm sự giải thoát mà cũng để bảo đảm vững bước đường thành Phật cho tất cả chúng sanh:

Pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thế giới!

Theo lời Phật, dầu là hạng cực ác mà chịu hồi tâm tu theo pháp môn này trong một thời gian rất ngắn (10 niệm) củng được vãng sanh; đã được vãng sanh thời siêu phàm nhập thánh, thoát hẳn sanh tử, bất thối Vô thượng Bồ đề.

Nương pháp môn này, ắt là ta sẽ được toại bổn nguyện: giải thoát, thành Phật, độ sanh. Người cực ác tu được thành tựu thay, huống hồ là chưa phải là kẻ ác!

Từ ngày ấy tôi lập chí kiên quyết  nơi Tịnh độ và cố gắng thực hành.Tôi giao phó Pháp thân huệ mạng mình cho Đức Từ Phụ A-Di Đà Phật coi cõi cực lạc là gia hương của mình, bớt lần sự duyên để tu tâm niệm Phật…

Vì thế nên tôi không quản vụng về quê dốt gom góp những chỗ những nơi chỉ dạy về “Pháp môn Tịnh Độ”của Phật, Bồ-tát và Cổ đức, trong các Kinh các Luận chính thức, cùng diễn thuật các sự tích của Tăng, tục tứ chúng vãng sanh ở  những bộ sách chánh truyền,mà tổ họp thành bộ “Đường về Cực Lạc” này.

“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược ta bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Củng chính là “Pháp môn Tịnh độ” nói bằng một cách khác đấy thôi…

Về phần lược sử của các nhà tu Tịnh độ được vãng sanh, tôi chọn lấy những chuyện tích  có ghi rõ công hạnh tấn tu, hay lời chỉ dạy xác đáng, để có thể làm quy giám cho những người phát tâm tu hành, cùng giúp thêm hạnh giải cho người đọc.

Đọc kỹ toàn bộ sách này, ngoài sự lợi ích lớn là được hiểu rõ Tịnh độ và pháp môn Tịnh độ; được phát khởi Tín, Hạnh, Nguyện; nếu ta chưa phát, tăng trưởng Tín, Hạnh, Nguyện, nếu ta đã phát thành tựu Tín, Hạnh, Nguyện, nếu đã tăng trưởng và viên mãn; nếu đã thành tựu ta lại có thề dùng đây là ông bạn tốt chỉ chỗ phải răn điều quấy  trong khi ta hành đạo, vì những căn trí, tâm tánh , những trường hợp cảnh duyên, những sự thuận trơn hay những điều thắc mắc của mỗi người trong chúng ta, không nhiều thì ít, quyết định là có trúng vào các truyện tích trong bộ này.

Tôi chí thành cầu nguyện bộ sách này sẽ đem kết quả tối thắng lại cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng sanh đúng như tên của nó: “Vãng sanh Cực Lạc, trụ bậc bất thối Vô thượng Bồ Đề”.

PL.2497 - DL.1953, ngày Phật đản
Hân Tịnh Samôn
Thích Trí Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tư liệu 13:45 13/04/2024

Truyện kể về Từ Đạo Hạnh lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, khi đi vào trong trang truyền thuyết, nhân vật này một mặt được thần thánh hóa theo quan niệm của dân gian, một mặt lại được tôn giáo hóa theo quan niệm Phật giáo. 

Nghiệp giết hại

Tư liệu 10:36 09/04/2024

Có một vị vua luôn được xem là đức độ và tài giỏi nhất của Ấn Độ từ xưa đến nay, đó là vua A-dục. Ông có một hoàng tử tên là Câu-na-la. Hoàng tử Câu-na-la rất khôi ngô tuấn tú, tướng mạo như tranh vẽ, khuôn mặt như trăng rằm, vì thế có rất nhiều cô gái muốn được gần gũi với chàng.

Người dạy voi

Tư liệu 07:02 09/04/2024

Những người trong đại hội nghe Phật thuyết ai cũng đạt ngộ, người thì đắc được bốn thánh vị, người thì phát tâm đạo rộng lớn, người thì phát nguyện xuất gia, không ai là không hoan hỉ kính vâng theo lời Phật dạy.

Sân hận giết hại chịu quả báo tức thì

Tư liệu 17:59 08/04/2024

Tại Chiết Giang có người họ Thiệu, làm nghề giết mổ và bán rượu thịt. Ông nuôi mấy con lợn, một hôm đang chọn xem con nào béo mập để giết thịt, bỗng một con trong số đó quỳ mọp xuống mà rơi lệ khóc. Họ Thiệu không hề khởi tâm thương xót, ngược lại còn nổi giận mang con lợn ấy đi giết ngay.

Xem thêm