Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/09/2016, 10:37 AM

Lộng lẫy chùa Vàm Ray, Trà Vinh

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cái cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hóa theo quan niệm của người Khmer. 

Chúng tôi tìm đến chùa Vàm Ray (tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) rất dễ dàng vì đến tỉnh này hỏi đến ngôi chùa Khmer đẹp nhất, lớn nhất và lộng lẫy nhất miền Tây thì ai ai cũng biết.

Điều khá thuận tiện là du khách có thể đến đây bằng nhiều con đường khác nhau như đi từ Trà Vinh sang; từ Tp.Cần Thơ xuống, từ Bến Tre hoặc Sóc Trăng qua các chuyến phà lớn là đến được ngôi chùa này.

Ông Kim Thay, ngụ Ấp Chợ, xã Hàm Tân cho biết: "Chúng tôi vui mừng và tự hào vì quê hương mình có được một ngôi chùa đẹp, bề thế nhất cả nước, vì vậy luôn ra sức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan như tài sản của chính mình…”
 
Chùa Vàm Ray trước thuộc xã Hàm Giang (nay là xã Hàm Tân) có hơn 600 năm tuổi với rất nhiều câu chuyện tâm linh, huyền bí, là nơi tu tập của nhiều sư sãi tại địa phương. Đến đây chuyện đầu tiên mà du khách được kể là việc một phật tử của chùa tên Trầm Bê đã tự đóng góp trên 20 tỷ đồng để xây dựng, phục chế hầu như hoàn toàn cảnh đẹp của chùa cùng với nhiều công trình khác như: chính điện, nhà tu, cổng chùa, tượng phật nằm lớn nhất Việt Nam có chiều dài 54 m… Công trình này được thi công từ năm 2003 và đến 2008 thì hoàn thành trong sự vui mừng của đồng bào phật tử địa phương.

Chùa mang phong cách kiến trúc Angkor, một kiến trúc đặc trưng của người Campuchia. Ngôi chính điện chùa Vàm Ray có 4 cổng, cổng chính quay mặt về hướng đông theo như các chùa Khmer Nam bộ. Những hàng cột cao vút và họa tiết hình vòm bao xung quanh tạo nét uy nghi mà thanh thoát cho công trình. Trên nóc là những mái nhọn 2 đến 3 tầng chồng lên nhau và đỉnh là một hình tháp nhọn nhô lên cao vút giữa trời xanh. Các họa tiết, hoa văn, phù điêu từ chân đến đỉnh chính điện được làm rất công phu. Tất cả được sơn son thiếp vàng. 


Nhìn từ bên ngoài, chùa có hình dáng của một cung điện vàng với những hoa văn, họa tiết được khắc chạm tỉ mỉ. Bên trong chính điện, chỉ có một tượng Phật lớn đặt trang trọng ở vị trí cao nhất. Một số tượng Phật nhỏ được bố trí ở các vị trí thấp hơn. Không gian chính điện rộng cao thanh thoát và mát mẻ tạo sự thoải mái cho du khách khi đến tham quan cũng như các tín đồ đến hành lễ. Các bộ cửa ra vào chính điện được chạm khắc công phu từ những khối gỗ lớn và dày được nhập về từ nước ngoài. Người thợ mất nhiều thời gian chạm trổ những hoa văn trên mặt gỗ, tạo thành những tác phẩm hoàn mỹ. 

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cái cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hóa theo quan niệm của người Khmer. Cửa vào chính điện được chạm trổ rất công phu, tinh xảo, kết hợp giữa phong cách nghệ thuật chùa và nghệ thuật chạm khắc dân gian, tạo nên nét độc đáo cổ kính.

Những hàng cột phía ngoài chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Cô Ranh, phía trên tiếp giáp giữa đầu cột với mái chùa có tượng thần Krud mình người đầu chim, mỏ ngậm viên ngọc với hai tay đỡ mái chùa.


Xung quanh chính điện được bao bọc bởi một hàng rào trang trí bằng những tượng chằn Year mặt mày dữ tợn, mặc áo giáp với dáng ngồi bảo vệ ngôi chùa. Nhìn chếch về hướng Đông Nam của chính điện là tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài hàng chục mét được đặt trên bệ tương đương một ngôi nhà 2 tầng. Toàn bộ tượng và bệ cũng được sơn phủ sơn son thiếp vàng. Lối vào chùa là chiếc cổng hoành tráng sơn màu mạ vàng, kiểu cổng Tam quan truyền thống Á Đông. Đỉnh cổng tạo hình những ngọn tháp nhọn chất chồng nhiều tầng.

Do nét lộng lẫy, vừa cổ kính, vừa hiện đại trong nghệ thuật tạo hình nên sự hấp dẫn từ chùa Vàm Ray luôn cuốn hút người đến tham quan. Cạnh đó, cứ mỗi dịp lễ, Tết truyền thống, dân cư ở các phum, sóc đổ về chùa hành lễ đông như trẩy hội nhất là vào các dịp tết Chôl Chnăm Thmây, Đôl Ta, Ok-om-bok...

Lộng lẫy, tráng lệ, nguy nga, cổ kính…đó là những nhận xét chung nhất đối với những ai đã đến với chùa Vàm Ray hôm nay.

Vân Anh 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm