Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Luận bàn đôi điều về Phật pháp và Khoa học (phần 2)

Tìm hiểu về Phật pháp và khoa học quả có nhiều điều thú vị và bổ ích. Bởi nó hẳn cho ta nhận thức và cái cảm quan về vũ trụ quan và nhân sinh quan theo quan điểm triết học của khoa học biện chứng.

> Xem phần 1 tại đây

2. Nội hàm cơ bản của Phật pháp

Đời sống nhân loại từ hàng nghìn năm nay vẫn sinh tồn, phát triển và vận động theo luật nhân quả.

Đời sống nhân loại từ hàng nghìn năm nay vẫn sinh tồn, phát triển và vận động theo luật nhân quả.

Vô thường giữa lòng thực tại

Một điều đáng nói khác của Phật pháp là luật NHÂN QUẢ. Phật còn đề xướng thuyết nhân duyên hòa hợp khi nói tất cả sự vật của tinh thần vật chất đều là nhân duyên hòa hợp mà sinh ra. Chẳng hạn về phương diện vật chất mà nói "người nông phu lấy một hạt lúa trồng vào trong ruộng, được quang hợp ánh nắng Mặt Trời, đất nước, phân bón, nhân công chăm sóc, rồi mọc lên một cây lúa. Đây là sản xuất của nông dân, lúa không phải là từ không mà có, đó là lấy hạt lúa làm nhân (trong Kinh Phật nói là thân nhân duyên), lấy ánh nắng Mặt Trời, đất nước, phân bón, nhân công làm duyên mà từ từ sinh trưởng" (Trích Báo cáo nghiên cứu Kinh Phật của một nhà khoa học - Cửu Trí Biểu cư sỹ).

Ý nghĩa của thuyết nhân duyên hòa hợp đã được thực tiễn đón nhận và khoa học chứng nghiệm. Nói cách khác, nó đã được thừa nhận bởi thực tiễn, cho ta hiểu "Thuyết nhân duyên hòa hợp đã phá vỡ tất cả những tà kiến Thượng Đế tạo vật, thần quyền vạn năng, và khoa học gia cổ điển lấy nguyên tử làm đơn vị nguyên thủy không thể phân chia (...). Từ thuyết nhân duyên hòa hợp này hình thành nên luật nhân quả mà mọi người đều biết, chính là câu "Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu,". Suy ra trong cuộc sống nhân sinh, chính là học thuyết tạo nhân thiện được quả thiện, tạo nhân ác được quả ác" (Trích: Báo cáo nghiên cứu Kinh Phật của một nhà khoa học - Cửu Trí Biểu cư sỹ).

Cần nói rõ, luật nhân quả là quy luật của tự nhiên khách quan, vốn tồn tại nguyên thủy trong vũ trụ nhân sinh. Và nó "... ăn sâu vào lòng người này của Phật giáo, là phù hợp với luận điểm khoa học hiện đại, không còn nói đó là sự mê tín của ngu phu ngu phụ nữa" (Trích: Báo cáo nghiên cứu Kinh Phật của một nhà khoa học - Cửu Trí Biểu cư sỹ). Nó tồn tại, hiển thị vĩnh hằng trong vũ trụ nhân sinh, không chịu tác động chi phối bởi bất kỳ cá nhân hay tôn giáo nào. Điều muốn nói là chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ hàng nghìn năm trước đã tri ngộ và đề xướng luật nhân quả trong thuyết giảng của Ngài. Và chính Đức Thế Tôn cũng nói "Thiên Đường, Địa Ngục, Nhân Gian, Ngạ Quỷ, Súc Sinh đều do tâm tạo, hết thảy thiện ác tội phúc đều là do chúng sinh tự làm tự chịu không phải là Thượng Đế có thể thưởng phạt" (Trích: Báo cáo nghiên cứu Kinh Phật của một nhà khoa học - Cửu Trí Biểu cư sỹ).

Đời sống nhân loại từ hàng nghìn năm nay vẫn sinh tồn, phát triển và vận động theo luật nhân quả. Có thể nói, vạn vật của vũ trụ nhân sinh vẫn luôn quay quanh "trục nhân quả" với điều thiện điều ác luôn tồn vong và phát sinh. Thực tiễn cuộc sống và thời gian đã là minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất cho luật nhân quả của vũ trụ nhân sinh.

Có thể kể ra nhiều, rất nhiều ví dụ hay trường hợp là hiện thân của luật nhân quả. Có lẽ cha ông tổ tiên ta từng hiểu và vận dụng luật nhân quả trong đời sống, khi quan niệm "Ác giả ác báo", "Gieo gió gặt bão" hay "Ở hiền gặp lành", "Báo ân báo oán"... Ngày nay khi kinh tế thị trường phát triển, mặt trái của nó đã tác động nhiều đến đời sống con người. Chẳng phải người ta từng coi trọng, thậm chí coi trọng thái quá đời sống vật chất, coi vật chất là thước đo giá trị cuộc sống; đành rằng cuộc sống vật chất luôn đồng hành và gắn liền với đời sống hiện thực. Nhưng trái lại, nhiều người lại coi trọng quá  mức, cực đoan hóa đời sống tâm linh. Việc ma chay hủ tục, buôn thần bán thánh, chữa bệnh không dùng thuốc (mà chỉ bằng câu thần chú)... là những biểu hiện của hành vi cực đoan hóa đời sống tâm linh.

Trong khi đó, khoa học đã phát triển mạnh mẽ với lượng trí thức vô cùng phong phú và những phát minh, khám phá có giá trị và ý nghĩa to lớn (trong đó đáng kể có học thuyết nguyên tử, lượng tử liên quan vật lý vũ trụ và thuyết tương đối của nhà bác học thiên tài Einstein). Nhưng do nhiều nguyên nhân mà không thể tiếp cận hay "phủ sóng" đến mọi tầng lớp nhân dân. Vã lại, điểm tựa tinh thần trong đời sống tâm linh, vì nhiều nguyên do mà còn bấp bênh, không vững vàng trước phong ba cuộc sống đương đại. Do đó mà nhân loại, phần vì thiếu tri thức hiểu biết, phần vì thiếu niềm tin vào đạo Phật, thậm chí còn xa lánh, nên không tiếp cận được luật nhân quả, nói gì đến việc am hiểu và vận dụng được nó với luận thuyết nhân duyên hòa hợp của Phật pháp...

Tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp hay đạo Phật nói chung còn cho ta nhiều tri thức quý giá, thú vị về vũ trụ nhân sinh nói chung và đời sống tâm linh nói riêng.

Tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp hay đạo Phật nói chung còn cho ta nhiều tri thức quý giá, thú vị về vũ trụ nhân sinh nói chung và đời sống tâm linh nói riêng.

Dấu tích luân hồi là dấu ấn của một thời quá vãng

Tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp hay đạo Phật nói chung còn cho ta nhiều tri thức quý giá, thú vị về vũ trụ nhân sinh nói chung và đời sống tâm linh nói riêng. Trong khi đó, thực tế còn có rất nhiều người không theo đạo Phật, càng không hiểu Phật pháp lại cho là vớ vẫn mê tín. Tôi từng nghe những người không phải là Phật tử (mặc dù họ không tôn sùng các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo chẳng hạn nhưng cũng chưa thật tin tưởng vào khoa học), phân vân rằng khoa học sao vẫn chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên từng "tồn tại" trong đời sống mà thật khó hiểu, bí ẩn như linh hồn, địa ngục, ngạ quỷ... Những điều ấy, trước hết phải hiểu rằng nó không tồn tại trong không gian ba chiều nên không nhìn thấy, không thể cắt nghĩa theo quan điểm khoa học cũng như theo logic vật lý học một cách thông thường. Mà đó là những hiện tượng "siêu tâm lý". Và chỉ có thể cắt nghĩa (nhận thức) theo quan điểm tâm lý của Phật pháp. Nhưng không có nghĩa, đó là "duy tâm" (nhưng không theo quan niệm của Phật pháp) với những gì do Thượng Đế tạo ra. Điều đó, quả như một nhà khoa học từng nhận xét "Trong khoa học hiện nay vẫn không thể giải thích những hiện tượng "siêu tâm lý" đã biết, như hiện tượng khí công, linh hồn, siêu năng lực... Những vấn đề này, Nhà Phật sớm đã hoàn toàn biết rõ rồi" (Trích: Một nhà vật lý học nhận thức về Phật giáo - Tử Hư cư sỹ). Và chúng ta hiểu rằng, những gì "Nhà Phật sớm đã hoàn toàn biết rõ rồi" thì không phải là bí ẩn như không thể hiểu, không truy được nguồn gốc của vũ trụ nhân sinh...   

Có thể nói, với đời sống vật chất thì người ta nỗ lực tìm kiếm thành công hoặc cố giành giật, còn với đời sống tinh thần tâm linh thì nhiều khi chưa được quan tâm đúng cách và đúng mức. Có lẽ thế mà xã hội nước ta, dù đời sống kinh tế ngày càng phát triển mà cuộc sống còn ít nhiều bất an khi đạo đức xã hội xuống cấp, thậm chí có những giá trị đạo đức truyền thống mai một đến mức báo động khi anh em, cha con chỉ vì vài mét đất ở, dăm ba trăm nghìn tiền lẻ mà chém giết không thương tiếc,... Hiện trạng ấy đều có nguyên nhân khách quan và cả chủ quan nhất định. Và hậu quả của nó thì không chỉ mất mát về vật chất. Nhưng điều đáng nói là người ta không sớm nhận ra hậu họa như luật nhân quả vẫn nhỡn tiền. Vã lại, các cặp phạm trù (nhân - quả), có khi không song trùng biểu hiện trong không gian, thời gian nhất định hay trong từng trường hợp cụ thể.

Hãy yêu thương, từ bi, làm nhiều điều thiện nguyện trước theo quan niệm

Hãy yêu thương, từ bi, làm nhiều điều thiện nguyện trước theo quan niệm "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình".

Những giải thích của khoa học về hiện tượng bóng đè

Thực tế có những trường hợp, việc "người ta" làm điều ác hôm nay thì chưa hẳn ngày mai kia đã lãnh hậu quả xấu, bởi có lẽ họ còn có phúc báo của kiếp trước mà nghiệp chướng (quả báo) của đời này thì chưa tới. Có thể đó cũng là lý do để còn nhiều người không tin vào luật nhân quả trong đạo Phật. Nhưng dù tin hay không thì nó vẫn tồn tại, vận động như một quy luật bất biến của tự nhiên.

Còn ở mặt tích cực. Trước hết ta hiểu rằng, cái tốt, cái đẹp vẫn luôn là mẫu số của những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Ở đời ai chẳng yêu chuộng cái tốt, cái đẹp? Mà những cái ấy chẳng phải ở đâu xa như không thể thấy, không tiếp cận được. Nó ở ngay trong chính cái TÂM của mỗi người ấy như Đức Phật từng nói "...đều do tâm tạo..."! Như vậy, ta muốn tốt đẹp thì phải có suy nghĩ, hành động đẹp. Và một khi có ý nghĩ, hàng động thái độ đẹp (cái "nhân") thì cuộc đời sẽ trả lại cho ta những cái tương ứng (cái "quả"). Đó là luật nhân quả. Cho nên, để cuộc đời ta có được "quả đẹp", nhất định ta phải có cái TÂM trong sáng và những hành động, lời nói đẹp đẽ, cả những hành vi đời thường như sự cảm thông, chia sẽ, giúp đỡ với những cảnh đời cơ cực khổ đau... Mặt khác, phải luôn từ bi bác ái và làm những điều thiện nguyện.

Hãy yêu thương, từ bi, làm nhiều điều thiện nguyện trước theo quan niệm "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Có lẽ trong cuộc sống thường hằng, nhiều người đã hiểu được ý nghĩa của việc làm từ thiện, cái đẹp của "từ bi bác ái" mà đã có những hành động, thái độ sống rất nhân văn, đáng khen ngợi như sẵn lòng giúp đỡ người nghèo khó, yêu thương chăm lo với người không phải là ruột thịt máu mủ của mình... Và những điều ấy, ta từng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tôi cũng từng cảm kích trước tấm lòng và thái độ hành vi sống đẹp của bác sĩ Linh ở làng phong Di Linh (Lâm Đồng) được một tờ báo Đảng phản ánh gần đây trên mục "Điểm báo" của Đài Truyền hình Việt Nam. Hoặc đó là hành động dũng cảm của em Trần Văn Nam, học sinh lớp 10 ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình chính là "Chàng trai dũng cảm cứu người dưới đáy sông" được phản ánh gần đây trên báo Tuổi trẻ. Đây chưa hẳn là những dẫn chứng tiêu biểu cho những hành vi nghĩa hiệp tạo nhân quả đẹp trong đời sống của nhân dân ta. Những điều ấy vẫn có nhiều trong đời sống và ít nhiều đã có sự lan tỏa, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn...   

Tìm hiểu về Phật pháp và khoa học quả có nhiều điều thú vị và bổ ích. Bởi nó hẳn cho ta nhận thức và cái cảm quan về vũ trụ quan và nhân sinh quan theo quan điểm triết học của khoa học biện chứng. Mặt khác, có thể coi tri thức về vũ trụ quan, nhân sinh quan và luật nhân quả ấy là điểm tựa tinh thần trong đời sống tâm linh vốn rất phức tạp và có phần nhiễu nhương trong cuộc sống đương đại; để từ đó cho ta tiếp bước trên đường đời, dù lắm chông gai mà không dễ vấp ngã, chí ít cũng vững tin vào cuộc sống mà không bi lụy, mơ hồ trước vũ trụ nhân sinh.

Sáu điều cần biết về đạo đức Phật giáo Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

"Ta bà thế giới" là gì?

Nghiên cứu 09:43 20/04/2024

Trong dân gian có cụm từ "đi ta bà thế giới", thường được hiểu là đi khắp nơi, song nhiều người không hiểu "ta bà" là gì.  

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Nghiên cứu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Nghiên cứu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm