Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/01/2016, 23:37 PM

Luật nhân quả

“Một người có thể không tin thần, cũng không tin Phật, nhưng có lẽ vào một thời khắc nào đó sẽ tin vào nhân quả”.

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta nghe thấy rất nhiều về nhân quả. Khi một người nào đó làm việc gì xấu và phải chịu hậu quả thường sẽ bị nói: “Đúng là nhân nào quả đấy. Quả báo quả báo mà”. Khái niệm nhân quả cứ dần dần thấm sâu vào cuộc sống của mọi người tựa như hơi thở, khí trời. Dù không hiểu hoàn toàn ý nghĩa của từ nhân quả nhưng ai cũng hiểu một cách nôm na rằng: Làm thiện được thiện – Làm ác chịu ác. 

Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động. Để dễ hiểu bạn có thể hình dung nhân quả cũng giống như việc bạn lấy một hạt cam gieo trồng xuống đất, hạt cam mọc lên thành cây cam. Cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt. Đó là nhân và quả của cây cam. Nhân quả là một mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Nếu chúng ta làm một điều ác thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta mà còn cho nhiều người khác nữa như khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra những điều tội lỗi. Nếu chúng ta làm một điều thiện thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta mà còn cho nhiều người khác sự an vui, hạnh phúc, bình yên.

Luật nhân quả không có một người nào có thể bắt buộc chúng ta thi hành được mà chỉ tự thân chúng ta thực hiện nó. Tuy nhiên thế gian ngày nay vạn vật biến đổi đôi khi làm chúng ta bị lạc lối. Đôi lúc chúng ta cho rằng có những điều trong cuộc sống đã an bài, ta không cần cố gắng mà tự nhiên sẽ có. Nhiều người có lối suy nghĩ rất kì lạ, đó là muốn ăn dưa nhưng không tự cuốc đất, gieo hạt trồng lấy mà muốn người khác đem đến cho mình ăn. Ví dụ cụ thể nhất là việc một người muốn giàu có mà không chịu tạo nhân thiện, phước đức. Ngày ngày đem tiền đi cúng bái thần ở khắp nơi. Ai mách đâu thiêng là đi cầu ờ đó. Muốn có quả mà không muốn tạo nhân là một việc làm vô lý và mê tín. 

Thế gian này vốn được xây dựng trên nền tảng nhân quả. Không có một đấng tạo hóa, Ngọc Hoàng, Thượng Đế hay bất cứ một con người nào chế ra định luật nhân quả, để bắt buộc chúng ta phải thi hành hay giúp những nguyện vọng của chúng ta thành sự thực được cả. Luật nhân quả không có người thi hành, quy tội hay giam cầm ai. Nhưng nó lại phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do tòa án lương tâm của mỗi người. 

Tất cả những gì chúng ta có ngày hôm nay là kết quả tích tập của vô số những suy nghĩ. Số phận được xây dựng trên nền tảng tư duy của chúng ta. Nếu một người hành xử với một tư duy đầy tội lỗi thì đau khổ sẽ theo người đó như chiếc bánh xe lăn theo từng bước chân của con thú kéo. Cũng vậy nếu một người hành xử với một tâm ý thiện lành thì hạnh phúc cũng sẽ theo họ như hình với bóng. Thế mới nói: Trong nhân có quả, trong quả có nhân.

Tôi đã đọc nhiều bài viết cũng như nghe nhiều người chia sẻ những suy nghĩ về luật nhân quả. Có một câu hỏi mà mọi người luôn thắc mắc ấy là sao có những người sống ác tâm mà vẫn hạnh phúc, của cải cứ nhiều lên không ngớt. Nếu thế thì làm gì có nhân quả? Nhân ác sao cứ gặp quả lành đấy thôi. Quả thực ý kiến của họ cũng không có gì là sai. Chỉ tiếc là họ suy nghĩ hơi cực đoan mà thôi. Đã có lần tôi đem câu hỏi ấy hỏi người thầy của mình. 

“Các con nói họ tạo ác mà vẫn hạnh phúc. Sở dĩ là do duyên chưa đủ.  Khi duyên đã đủ thì quả sẽ thành. Như gieo hạt là nhân muốn ra trái ngọt là quả thì cần phải tưới đủ nước, thiên nhiên phải thuận hòa. Nếu thiếu đi bất kì yếu tố nào thì quả sẽ không thành dù là quả tốt hay xấu. Con có biết vì sao luật nhân quả lại đáng sợ hơn các luật khác không? Bởi các luật khác con có thể lách luật, trốn tội chứ luật nhân quả thì con không thể chạy thoát được”. 

Phật giáo luôn dạy con người hướng thiện và tin vào nhân – quả nên nhiều người nghĩ rằng đức Phật là người tạo ra luật nhân quả. Nhưng sự thật việc Người luôn nhắc nhở chúng ta tin và tuân theo định luật ấy bởi Người không tạo ra cũng không thể nào giúp ta thoát khỏi quy luật tự nhiên này. Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quan bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian.

Hơn ai hết chúng ta là người hiểu rõ nhất định luật nhân quả. Cho dù bạn là ai, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, có tin nhân quả hay không thì bạn vẫn phải chịu sự chi phối của định luật nhân quả. Gieo nhân thiện gặt quả thiện, gieo nhân ác nhất định sẽ gặt ác báo, không sớm thì muộn. Nghiệp thiện ác luôn đeo đẳng bên ta như bóng theo hình. Quả báo không phải không đến mà là chưa đủ duyên để đến mà thôi. Nhân đã gieo rồi thì dù nghìn trùng kiếp sau duyên chín muồi vẫn phải trả.

Cho nên luật nhân quả không bỏ sót một mảy lông, một bụi trần. Mong bạn hãy ghi nhớ điều này và tin sâu nhân quả, ngăn ngừa ý nghĩ ác, lời nói ác và việc làm ác thì cuộc sống của bạn mới được an vui.

Phật giáo không tạo ra nhân quả. Nó tự sinh ra và mất đi theo tự nhiên. Bởi vậy nhân quả không nợ chúng ta thứ gì cho nên xin đừng oán trách nó.

Nguyễn Linh Chi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm