Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/07/2016, 10:06 AM

Lúc Ngài Duy Ma Cật bệnh, tại sao hàng đệ tử Phật rất ngại khi đến viếng thăm?

Ấy là muốn tỏ bày: Bệnh của chúng sinh hay chấp thật, chấp có Phật, chấp không Phật … bất cứ chấp vào cái gì đều là bệnh, nói “tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”, hễ chấp “thật có Phật tánh” cũng là bệnh, chấp “không Phật tánh" cũng là bệnh, có chấp tức thành bệnh. Do đó Phật Thích Ca vừa thuyết liền phá, chỉ vì sợ chúng sinh chấp thật vào đó, khiến chẳng được giải thoát.


Trong kinh Duy Ma Cật, mọi người khó hiểu nhất là về đoạn “Tu Bồ Để không xứng đáng đi thăm bệnh”:

Tu Bồ Đề đến nhà Duy Ma Cật khất thực, ngài lấy bát đựng đầy cơm, nói với Tu Bồ Đề:

– Này Tu Bồ Đề, đối với sự ăn bình đẳng thì các pháp cũng bình đẳng, các pháp bình đẳng sự ăn cũng bình đẳng. Khất thực như thế mới được lấy ăn.

Lại nói: “Nếu Tu Bồ Đề chẳng thấy Phật, chẳng nghe pháp, ngoại đạo là thầy của ông, vì họ xuất gia bị đọa, ông cũng đọa theo, mới được lấy ăn.

Chỗ này, nhiều người chú giải kinh muốn đem những đoạn văn phi lý trên giải thành có lý, đều đã hiểu sai lầm. Kỳ thật, đoạn này là do Tu Bồ Đề và Duy Ma Cật hợp tác để diễn tả lại nghĩa “Văn tự tánh không”.

Tu Bồ Đề chẳng phải không biết, nhưng muốn thị hiện việc sợ hãi bỏ chạy, để ngài Duy Ma Cật diễn tả về “Văn tự tánh không”, nên ngài nói:

– Này Tu Bồ Đề, cứ lấy bát đi đừng sợ. Ý ông thế nào? Nếu đem việc này hỏi người huyễn hóa của Như Lai làm ra, người ấy có sợ chăng?

– Không ạ.

Tất cả các pháp , tướng như huyễn hóa, tất cả ngôn thuyết đều chẳng lìa tướng huyễn hóa … Nhiều người giảng kinh Duy Ma Cật đến chỗ này đều miễn cưỡng dùng lời giải hợp lý để giải thích sự bất hợp lý, ấy là sai, là chấp thật vào văn tự lời nói. Nay phần nhiều học Phật đều chấp thật vào lời nói kinh điển, nên ở đoạn này, Duy Ma Cật chuyên phá vào những chấp thật như thế, nói “tánh văn tự tự lìa văn tự, tất cả các tướng đều như thế”.

* Về đoạn “Pháp môn Bất nhị”: Ngài Duy Ma Cật im lặng, Bồ tát Văn Thù tán thán là “Chẳng có lời nói văn tự mới là chơn nhập pháp môn bất nhị”, nhưng hễ chấp vào sư im lặng của ngài là chơn nhập pháp môn bất nhị cũng là sai. Tại sao?

Trong tứ cú: Cú thứ nhất là ngôn ngữ, cú thứ nhì là im lặng, cú thứ ba: Cũng ngôn ngữ cũng im lặng; cú thứ tư: Chẳng ngôn ngữ chẳng im lặng. Hễ chấp vào im lặng tức lọt vào cú thứ nhì, cho nên, chúng ta tu Phật pháp, xem kinh phải hiểu ý Phật, chớ hiểu theo lời nói là sai. Ý Phật chẳng ở nơi lời nói, lời nói chỉ là công cụ phá chấp mà thôi.

Thiền sư Thích Duy Lực
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm