Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/02/2013, 10:20 AM

Lương y và lương tâm

Trước những tiếng la ó của đám đông, Đức Phật điềm nhiên đi như không có chuyện gì xảy ra, ngài A Nan bạch với Phật là nên nhanh chóng bỏ đi đến kinh thành khác nhưng đấng Đạo Sư đã từ chối

Người thầy đối với các em học sinh nhỏ cũng giống như vị lương y tài giỏi với bệnh nhân. Không thể có chuyện thầy thuốc hay chỉ dành riêng cho người khỏe mạnh!

Thời gian gần đây ngành giáo dục gặp phải hai chuyện phiền muộn. Chuyện thứ nhất đến từ kết quả của cuộc khảo sát: Giáo dục và Y tế là nhóm ngành dễ có khả năng xảy ra quấy rối tình dục cao nhất. Khỏi phải nói kết quả này gây sốc với những người thầy cỡ nào, những người vốn được xem là hình mẫu của sự chuẩn mực, văn hóa, đạo đức.

Nỗi niềm chưa vơi thì ngay sau đó, chuyện một học sinh lớp 8 bị kết tội là xuyên tạc lịch sử, xúc phạm thầy cô khi sao chép một bản chế lời một văn kiện lịch sử đẩy lên facebook của mình lần nữa làm dư luận quan ngại. Quyết định đuổi học một năm với em học sinh này của nhà trường đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của dư luận và họ gọi đó là “sự thất bại của ngành giáo dục”.

Câu chuyện đuổi học này làm tôi liên tưởng đến một phẩm kinh trong tập kinh Pháp cú mà tôi từng đọc. Một ngày nọ, Đức Phật cùng ngài tôn giả A Nan trên đường khất thực thì bị một nhóm du đãng chuyên chửi lộn mướn chào đón bằng những âm thanh vang rền thô tục. Đám người này được một cô gái xinh đẹp nhất kinh thành U Du tên Mạn La Hoa mướn để trả thù Phật vì cô cho rằng, Phật đã có lời xúc phạm mình.




 


Trước những tiếng la ó của đám đông, Đức Phật điềm nhiên đi như không có chuyện gì xảy ra, ngài A Nan bạch với Phật là nên nhanh chóng bỏ đi đến kinh thành khác nhưng đấng Đạo Sư đã từ chối! Phật hỏi ngay A Nan rằng: “Vì sao những cư dân vùng này đón tiếp hai thầy trò như thế?”. Ngài A Nan bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, vì họ chưa hề biết đến Phật pháp, chưa phân biệt rõ đâu là nghiệp lành hay nghiệp dữ nên họ mới hành động như thế”. Và đó cũng chính là lý do Đức Phật ở lại, Ngài vì lợi ích của những con người si ám, chưa phân rõ nghiệp thiện, ác kia.

Chuyện một học sinh chế tác ra cái gì đó rồi tải lên trang cá nhân thời nay không còn là chuyện mới mẻ gì. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, các em đang có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, việc thích nổi trội, thích thể hiện bản thân và cả sự bốc đồng luôn là điểm chung của những em cùng lứa tuổi. Thầy, cô học sinh kia hẳn rõ điều này nhưng vẫn quyết định đuổi học một năm thì đúng là điều cần nói.

Mọi người có lẽ đều tán đồng với việc khi các em có những biểu hiện sai lệch chuẩn mực đạo đức thì cần phải được nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Và đây là trường hợp của một em học sinh lớp 8 trong môi trường giáo dục chứ không phải một viên chức nơi công sở để vi phạm thì bị sa thải, cũng không phải như một món hàng để tốt thì dùng, sai thì đổi và hư thì bỏ đi.

Chức năng của nhà trường là gì, dạy kiến thức và giúp các em hoàn thiện nhân cách, đạo đức. Về mặt lý thuyết thì bao giờ cũng thế, song thực tế đã lắm khi trái lại, những em cần được dạy dỗ nhiều nhất thì lại bị bỏ rơi. Điều này cũng tương tự như một vị lương y dán bố cáo trước cửa hiệu mình là: “Bổn hiệu chỉ nhận chữa bệnh cho những người lành mạnh hoặc ít bệnh, còn bệnh nặng xin miễn tiếp”. Vậy, không lẽ “lương y” chỉ phục vụ “lương nhân”?

Người xưa từng dạy rằng, “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Ở đây nhà trường đã dùng quyền để kỷ luật đuổi học sinh, song đó là việc làm thể hiện sự bất lực của nhà trường thì đúng hơn! Ở khía cạnh này xem ra nhà trường nơi em học sinh kia học cũng là đối tượng rất cần được cảm thông!

Trúc Vân/Petro Times
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm