Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/04/2013, 08:19 AM

“Mầm xanh” nơi cửa Phật

11 năm qua, 7 em bé bị cha mẹ bỏ rơi từ thuở lọt lòng đã được sư thầy Thích Đàm Thanh đem về nuôi dưỡng. Lặng lẽ sớm hôm chăm sóc những đứa con khôn lớn từng ngày, tấm lòng của sư thầy khiến nhiều người dân địa phương và du khách đến vãn cảnh chùa cảm kích, khâm phục.

Mẹ Thanh!

Đó là tên gọi trìu mến mà 7 đứa con nuôi là: Yến Nhi, Linh Nhi, Bình Nhi, Phương Nhi, Minh Nhi, Khánh Chung, Ngọc Nhi dành cho sư thầy Thích Đàm Thanh. 7 cái tên đẹp đó là bao hy vọng gửi gắm về một tương lai tươi sáng của các bé. Trong nhiều lần đi làm từ thiện ở các trung tâm bảo trợ xã hội hơn chục năm trước, ni sư Đàm Thanh nhói lòng khi thấy những đứa trẻ vô tội bị bỏ rơi khi mới chào đời. Bà tâm sự với sư thầy trụ trì Thích Đàm Cẩn những trăn trở và nguyện vọng được nhận nuôi một vài trẻ nhỏ bất hạnh tại chùa. “Thật mừng vì tôi được ủng hộ”, bà kể.
 Gia đình đặc biệt cùng nhau chơi trò mèo đuổi chuột

“Năm 2002, tôi nhận Yến Nhi từ một bệnh viện của Hà Nội về nuôi. Cô bé mới có vài ngày tuổi. Những đứa trẻ đến với mình là cái duyên nên tôi rất vui khi được tắm giặt, đưa các con đi học... Có lần, một vị khách thập phương đến thăm chùa đã ngỏ ý muốn xin một đứa về nuôi dưỡng nhưng sư cụ Đàm Cẩn nói: “Các vị cứ cân cháu tôi lên xem bao nhiêu cân thì là từng ấy cân vàng”. Câu này hàm ý chúng tôi yêu quý các con như vàng bạc, không thể đem cho được, tội lắm”, sư thầy Đàm Thanh bộc bạch.
 
“Được nghe tiếng cười nói vui vẻ của các con mỗi ngày đó là niềm hạnh phúc lớn nhất với tôi. Hiện tại các con đã biết về hoàn cảnh của mình, nhưng tôi luôn bảo các con phải cảm thông với cha mẹ đẻ. Tôi muốn các con lớn lên sẽ đi tìm cha mẹ của mình”.

Vừa lo công việc nhà chùa, vừa làm nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Xã hội, sư thầy Đàm Thanh bận rộn hơn rất nhiều khi tự tay chăm sóc 7 đứa con đang trong tuổi ăn, tuổi lớn. Ngày nào cũng vậy, bà dậy từ sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng, đánh thức các con, chải đầu, tết tóc, rồi đưa đón các con đi học. Hàng ngày, sau khi tan học về, 7 đứa trẻ lại cùng nhau chơi các trò chơi dân gian như: Rồng rắn lên mây, nhảy dây, mèo đuổi chuột...

Tiếng cười ríu rít vang khắp sân chùa. Qua bàn tay nuôi dưỡng của mẹ Thanh, các bé yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Gian nhà ngang phía bên trái sân chùa là nơi học tập, sinh hoạt của các bé. Mọi đồ dùng được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ. Mỗi em đều có một tủ sách, bàn học riêng. Chỉ cho chúng tôi xem những tấm giấy khen dán trên tường, Minh Nhi nói: “Chị em cháu năm nào cũng được giấy khen và cháu ngoan Bác Hồ. Mẹ Thanh dạy chúng cháu phải cố gắng, chăm chỉ học tập để thành người có ích cho xã hội”.

Chữ “Tâm” làm đầu

Một gia đình nuôi dưỡng một đứa trẻ đã vất vả thì đối với một người chưa từng làm mẹ như sư thầy Thích Đàm Thanh càng khó khăn hơn gấp bội. Nhưng với tình yêu thương con người, bà đã nỗ lực vượt qua những gian khó ấy để “ươm” mầm hạnh phúc giữa cuộc đời.

Nuôi con không kể tháng ngày, cho đến giờ sư thầy Đàm Thanh không nhớ nổi bao đêm thức trắng trông con trong bệnh viện. Cách đây ít ngày, cô con gái út Ngọc Nhi bị ốm, sốt cao vào lúc nửa đêm. Bà lại phải gọi cửa một bác sỹ trong làng giúp cấp cứu ban đầu rồi đưa đi viện mất mấy ngày điều trị. “Năm 2003, bé Bình Nhi mới được 13 ngày tuổi bị tiêu chảy cấp phải đưa đến Bệnh viện Sơn Tây. Điều trị mất 5 ngày nhưng bệnh không thuyên giảm, tôi lại đưa đi Bệnh viện Nhi TƯ điều trị cho tới khi khỏi dứt điểm. Vừa về tới nhà chưa kịp nghỉ thì lại đến lượt Yến Nhi tiếp tục “miệng nôn trôn tháo”. Tôi lại tức tốc đưa con đi viện. Lần ấy ròng rã mất gần tháng trời chăm con trong viện”, sư thầy Đàm Thanh nhớ lại.

Ở gần sư Đàm Thanh, chúng tôi cảm nhận được sự tháo vát, giản dị và đức hy sinh đáng khâm phục của người phụ nữ này. Chia tay gia đình đặc biệt này khi trời đã tối, tiếng giảng bài cho các con của sư thầy Đàm Thanh xen trong tiếng mõ tụng kinh nơi cửa Phật làm chúng tôi thật sự ấm lòng.
 
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh/Nguồn: Giaothongvantai.com.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm