Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Mạng ảo – nỗi đau thật

Vậy cái còn lại cuối cùng là gì? Đó chính là nỗi đau giằng xé của những người thân còn ở lại. Những con người yếu đuối kia đã tự “giải thoát” cho chính mình, vậy thì ai sẽ giải thoát bản án chung thân là một nỗi đau mãi mãi không thể xóa nhòa trong tâm hồn họ bây giờ đây?

Hàng ngày chúng ta bị “ngập” trong những tin tức giật gân về giết người, cướp của, chiến tranh liên miên. Nhưng có những mẫu tin sau khi đọc luôn khiến tôi chạnh lòng và suy nghĩ đôi phần. Đó chính là tin tức về những nữ sinh, nam sinh vì áp lực mà đã chọn cho mình một “kết thúc” buồn và để lại biết bao nỗi đau cho người thân ở lại.

“Nữ sinh bị tung ảnh nóng đã tự kết thúc cuộc đời mình, hay “Nam sinh tự tử vì bị bạn bè nói xấu trên mạng”…

Bên cạnh những lợi ích do mạng xã hội mang lại, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận những hệ lụy tiêu cực do mạng xã hội gây ra. Không biết từ bao giờ mà chúng ta có thể “giết người” bằng những con chữ vô cảm và hành động này lại diễn ra ngày một phổ biến và “nhẫn tâm” như vậy?

Nếu một ngày lên mạng và đọc được những bài báo kia thì phản ứng của bạn là gì? Thương tiếc có, trách móc có, thờ ơ cũng có… 

Nhưng đó cũng chỉ là cảm xúc nhất thời của những người ngoài cuộc mà thôi. Thời gian qua đi, những tin “giật gân”, tin hot khác cũng sẽ dần lấp đầy và đẩy câu chuyện kia trôi vào quá khứ.

Khi những bức ảnh, những clip “nóng” được tung ra, họ cứ như những bầy thiêu thân lao vào share tin và bình luận điên cuồng. Họ hì hục tìm bằng được thông tin của chủ nhân những bức ảnh, những clip kia rồi lại hỉ hả “share” chiến lợi phẩm đó cho bạn bè. Tôi tự hỏi liệu họ có được những gì sau những hành động ấy? Sự chú ý của mọi người? Hay thêm vài ba người “follow” trên fb. 

Phần lớn những người tìm đến con đường “cụt” kia phần lớn là những nữ sinh. Vì những áp lực mà họ gặp phải đa phần là từ những bình luận mang hàm ý “ném đá hội đồng”, cố tình mạt sát, thóa mạ của cư dân mạng. Những bình luận ác ý ấy đã đẩy dồn nạn nhân vào bước đường cùng. Vì còn khá trẻ, tâm lý chưa vững vàng, họ không đủ bình tâm, bản lĩnh và kỹ năng, kiến thức để đối đầu với những sóng gió từ mạng xã hội, cũng như cách để vượt qua áp lực. Họ cảm thấy không còn lối thoát rồi dại dột tìm đến cái chết.
 
Tuổi trẻ, tuổi thanh xuân là cái tuổi hồn nhiên, đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Tương lai còn chưa kịp bắt đầu mà họ đã vội vàng kết thúc nó…

Nếu có ai biết trước được rằng những dòng bình luận ác ý kia có thể dẫn đến kết thúc mạng sống của một con người thì liệu những “anh hùng bàn phím” kia có dám để lại những lời nói vô tình, lạnh lùng và sắc như gươm dao ấy không?

Vậy cái còn lại cuối cùng là gì? Đó chính là nỗi đau giằng xé của những người thân còn ở lại. Những con người yếu đuối kia đã tự “giải thoát” cho chính mình, vậy thì ai sẽ giải thoát bản án chung thân là một nỗi đau mãi mãi không thể xóa nhòa trong tâm hồn họ bây giờ đây?

Có lẽ ở trên đời này ai mà không một lần đối diện với những đau khổ, mất mát, chia ly, thất bại, tuyệt vọng hay cô đơn,… Khác ở chỗ là cách mỗi chúng ta biết tự mình đứng lên vượt qua những nỗi đau cùng cực đó.

“Mỗi con người sống trên cuộc đời này đều có một vị trí không thể thay thế trong lòng những người yêu thương chúng ta. Chúng ta đứng cạnh nhau, bao bọc lẫn nhau, đan xen vào nhau để dắt dìu nhau cùng vượt qua những khó khăn. Cuộc sống là như vậy. Không ai có thể đứng một mình, và không ai muốn đứng một mình. Khi một mắt xích trong cuộc sống này bị yếu đi, hoặc biến mất, nó sẽ ảnh hưởng đến những mắt xích khác. Thậm chí, sự biến mất ấy có thể phá hủy hàng loạt những mắt xích liên kết với nhau bằng sự yêu thương.”

Tôi chỉ tiếc. Tiếc một điều rằng những giáo lý của đức Phật về con người và cuộc sống xung quanh chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. 

Nếu như biết được rằng sinh ra được làm người đã là khó lắm, phải tu hàng trăm hàng ngàn kiếp mới may mắn có được thì họ có đang tâm tước bỏ đi cái quyền được sống ấy. Để rồi trăm nghìn kiếp sau cũng khó có lại được không? 

Nếu ai cũng biết hủy hoại thân mình là phạm tội đại bất hiếu với người sinh thành thì có lẽ chẳng có ai dám mang thân này hủy hoại, để mang tiếng là kẻ đại bất hiếu. 

Và… Nước mắt này sẽ không phải lăn dài trên gương mặt vốn đã khắc khổ của cha mẹ người ở lại.

Và… Sẽ chẳng còn những đêm dài khóc quặn thắt tim gan vì nỗi nhớ con.

Và… Sẽ chẳng còn những khắc khoải khôn nguôi suốt cuộc đời còn lại…

Và cuối cùng. Xin hãy nhớ!

Hãy chín chắn và chịu trách nhiệm với từng con chữ, từng câu nói của bản thân mỗi chúng ta. Bởi mạng ảo, nhưng nỗi đau là thật!

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm