Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/04/2018, 15:02 PM

Màu cờ sắc áo người tu

Đã là tu hành thì chẳng có mầu cờ sắc áo nào cả đó mới là chân tu. Nhưng ở đời khi ta chưa là Bồ Tát, là Phật thì vẫn còn có phân biệt để tự răn mình thôi. Điều quan trọng là ở người khoác áo này ra sao mới là cần cho ta quán xét.

Nam mô A Di Đà Phật,

Câu hỏi của Ngọc: Con bạch Thầy, áo nâu và áo lam nghĩa sao ạ! Con xin thầy giảng cho chúng con được biết ạ!

Trả lời: Con à! Câu hỏi của con thật là quý giá vì nhân qua lời hỏi của con mà thầy trả lời cho con và cũng làm lợi ích cho những người khác.

Con nên biết! Đã là tu hành thì chẳng có mầu cờ sắc áo nào cả đó mới là chân tu. Nhưng ở đời khi ta chưa là Bồ Tát, là Phật thì vẫn còn có phân biệt để tự răn mình thôi. Điều quan trọng là ở người khoác áo này ra sao mới là cần cho ta quán xét.

Ví dụ: Áo nâu và cạo đầu là thể hiện cho người xuất gia rời nhà, không muốn dính phàm. Nhưng sau này người không xuất gia nhà chùa cũng phát áo nâu là không đúng vì nếu mặc áo nâu phải nhất quyết ăn chay, giữ giới như các vị xuất gia. Nếu tu tại gia mà giữ giới cũng có thể mặc áo nâu được.

Còn áo lam là biểu hiện cho hàng cư sĩ tại gia đang tu tâm sao cho thanh tịnh, đang đi trên con đường trang nghiêm thân, tiến tu nhưng chưa thể cắt bỏ ràng buộc bởi gia đình, vợ chồng, bố mẹ, con cái. Đã là tu tại gia thì nhất định khó có thể hết mọi phiền não ràng buộc ở đời. Thường nên hễ là ai mặc áo lam thì biết đó là người tu tại gia. Nhưng chúng ta nên biết, các Pháp sư cư sĩ tại gia cũng mặc áo lam như mọi người nhưng nếu họ đã phát thệ giữ giới thanh tịnh, hoằng dương Phật pháp như người xuất gia không khác, thì họ thường cạo đầu và mặc áo lam đeo tràng hạt khi họ làm phật sự và nhất là khi ở các buổi lễ lớn.
 Ảnh: Internet
Vị pháp sư cư sĩ đi hoằng dương Phật pháp, giảng Kinh thuyết pháp và khi vào lễ lớn như thế, thì không còn phân chia pháp sư cư sĩ hay là các vị xuất gia thường đi giảng Kinh vì lúc này pháp sư cư sĩ là sứ giả của Như Lai nên tất cả bình đẳng.

Các bạn thân mến!

Đức Phật không phân biệt giữa người xuất gia và người tu tại gia. Khi xưa các vị Bồ Tát tại gia cùng các Bồ Tát xuất gia đều đứng song hành và trước Phật bình đẳng như nhau không hề sai khác như Ngài Hiện Hộ Bồ Tát, ngài Duy Ma Cật... trong pháp hội Phật thuyết Kinh Pháp Hoa hay Kinh Phật Thuyết Đại Thừa vô Lượng Thọ và nhiều Kinh khác đã nói đến và các vị đều đi giảng Kinh thuyết pháp như nhau, bình đẳng không sai khác.

Tất nhiên muốn làm vị Pháp sư đi hoằng dương Phật pháp thì người Pháp sư ngoài việc giữ giới thì phải là người chuyên tâm nghiên cứu Kinh điển, uyên thâm Phật pháp.

Ngày nay có rất nhiều pháp sư cư sĩ tại gia là những người con Phật tại gia trí thức tuy vẫn làm nghề Bác sĩ, Giáo viên, tiến sĩ, thạc sĩ các ngành khoa học, họ khiêm tốn chẳng tự khoe mình, họ biết dành thời gian nghiên cứu Kinh điển Phật một cách nghiêm túc. Mỗi năm thường dành ra ba tháng đi học Phật pháp ở các Tự viện... hay học qua mạng Internet và họ phát nguyện dành thời gian quí báu để đi giảng Kinh thuyết pháp ở khắp nơi như thầy Diệu Âm, Ngộ Thông, Giác Không, Tuệ Giác,... Đó là tấm gương đáng quí trong đời, rất đáng trân trọng.

Nhưng chúng ta cũng đau buồn thấy, tình trạng ngày nay như Kinh Phật nói, cũng có nhiều người xuất gia là hàng Tăng thượng mạn, ham ưa lợi dưỡng không khép mình vào giới luật, chẳng nghiên cứu Kinh điển Đại thừa nhưng họ lại cứ cho mình là người xuất gia mới có quyền đi giảng Kinh thuyết pháp là không đúng, đó là họ sa vào tâm phân biệt, từ sự ngã mạn mà ra. Khi thấy hơn 87 % phật tử tại gia và cả xuất gia tu theo pháp môn Tịnh Độ, sợ mất ảnh hưởng trong chúng, họ đã dám xuyên tạc không có Phật A Di Đà và Tây phương Cực Lạc. Khi bị các vị pháp sư cư sĩ và rất nhiều phật tử lên án, đem Kinh điển Phật ra đối chứng thì họ nói là có nhưng nói thế giới toàn là vàng bạc lưu ly nên ít ô-xy khó sống...???. Bản thân họ không thâm nhập Kinh điển Đại thừa còn xuyên tạc giáo lí Kinh điển Phật nữa.

Khi xưa, các phật tử trình độ có hạn thì khác, họ không gặp khó khăn gì trong việc xuyên tạc Kinh điển nhưng nay phần lớn các phật tử đa số là người có học vấn cao, đã được thâm nhập sâu vào Kinh điển Đại thừa, am hiểu giới luật nên họ sẵn lòng bảo vệ chính Pháp của Phật, làm cho đạo Phật ngày càng lan tỏa hơn. Đặc biệt là đội ngũ các vị pháp sư cư sĩ đang hết mình chăm lo hoằng dương Phật pháp dù chưa độ được mình mà đã độ người mà không cần chờ mời thỉnh (như Kinh Pháp Hoa Phật đã nói). Họ xuất hiện càng nhiều vị thì các vị Tăng thượng mạn này không thể nói sai giáo lí Kinh điển Phật, những lời họ tự nói ra lại bảo là Phật nói đã sớm bị đưa ra ánh sáng, khó thể tự tung tự tác, cho nên các vị này không ưa các vị pháp sư cư sĩ và hay nói xấu họ cũng là điều dễ hiểu.

Điều đáng quý nhất chính là đại đa số các quý thầy, những người tu hành xuất gia chân chính thì rất tán thán, hoan hỉ ủng hộ cổ vũ cho việc hoằng dương Phật pháp, và vì vậy uy tín và ảnh hưởng của các vị lại càng rộng lớn, phước báo cũng vì thế mà ngày càng tăng trưởng, đạo hạnh thêm lớn là người được kính trọng. Đức Phật đã dạy, nếu người nào thấy các vị Pháp sư, Hòa thượng hoằng dương Phật pháp mà sinh tâm tùy hỉ, ủng hộ thì các vị Pháp sư, Hòa thượng làm được bao nhiêu thì công đức thì công đức của người này cũng là như vậy, không hai không khác, nếu ngăn cản gây khó cho họ thì là phạm tội trọng là ngăn bánh xe pháp luân của Phật đến với mọi người. Tội đó là tội làm thân Phật chảy máu là một trong mười trọng tội mà hậu quả sẽ là đạo vào địa ngục A Tì khó có ngày ra. 

Ngày nay, với khoa học hiện đại, với mạng Internet và Facebook... đang giúp các vị pháp sư cư sĩ tại gia, các phật tử chân chính muốn dấn thân vào việc hoằng dương Chính pháp, bảo vệ đạo Phật và chuyển bánh xe Pháp luân của Phật lan tỏa xa hơn càng dễ dàng gây ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội và rất được các phật tử kính trọng nâng niu. 

Tôi rất mong các bạn đồng tu hãy tinh tấn thâm nhập Kinh điển, tri kiến Phật, giữ gìn giới luật, tự giác trang nghiêm thân và như Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dạy trong Kinh Pháp Hoa là hãy tự nhận mình làm vị Sứ giả của Như Lai không chờ mời thỉnh, làm người gieo trồng phước điền, đem giáo lí Kinh điển của Phật mà làm lợi ích cho mọi người gần xa. Công đức đó của quí vị thật là vô lượng. 

Câu hỏi thứ hai của bạn Đỗ Quang Tiến: 

Con chào thầy ạ! Con xin Thầy cho con hỏi là khi lạy Phật chạm đầu xuống đất, hai bàn tay ngửa lên có ý nghĩa là gì ạ. Hạt tràng đeo tay thì có khoảng hơn 10 hạt và khi vần chuyển hạt tràng thì đến chỗ đánh dấu hết một vòng thì mình vẫn vần chuyển tiếp tục hay đến chỗ đó thì dừng và vần chuyển ngược lại thưa thầy. Con xin được thầy chỉ giáo cho con ạ!
 Ảnh: Internet
Trả lời: Con à! Khi cúi đầu lạy Phật rồi ngửa hai bàn tay ra tức là thể hiện hình ảnh "Hoa khai kiến Phật", dịch là nghĩa là: "Hoa nở gặp được Phật độ". Còn tràng hạt đeo tay có 10 hột con cứ vần theo chiều nào tùy con cho đến khi hết 108 thì thôi, còn muốn niệm tiếp lại niệm. Nhiều người mê tín cứ đưa ra luật nọ luật kia phức tạp, con chẳng để tâm làm gì cứ vậy con làm. Vì sao? Vì họ bị sa vào thức phân biệt. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đã dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh hay trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật thì tất cả đều là không, chẳng có dài, có ngắn, không nọ, chẳng kia…và hành giả tu hành không để giàng buộc vào bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, thậm chí tu hành giữa đồng trống, rừng sâu hay hoàn cảnh khó khăn không có cả chùa, không luôn chuông mõ, tràng hạt, áo nâu, áo lam...miễn là phải phát tâm Bồ Đề, chuyên tâm thụ trì Kinh chú, y Kinh Phật dạy, y giáo mà phụng hành, tinh tấn trì danh niệm Phật A Di Đà, một lòng cầu nguyện vãng sinh Tây Phương Cực Lạc, chăm lo hoằng dương Phật pháp thì nhất định sẽ thành tựu đạo quả.

Thầy chúc các bạn thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh ngày càng tăng tiến.

Cư sĩ Quảng Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm