Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 20/08/2020, 09:00 AM

Mấy suy nghĩ về ngày khai giảng năm học mới

Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay ngày khai giảng năm học mới sẽ có nhiều biến động, có thể diễn ra lễ khai giảng bằng hình thức online hay khai giảng không tập trung (học sinh ở ngay vị trí lớp học mà không tập trung tại sân lễ).

Con đường an vui

Những ngày cuối tháng 8 này, tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước đang rộn ràng nhộn nhịp chuẩn bị cho năm học mới. Các điểm trường tất bật rà soát lại cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Các bậc phụ huynh chuẩn bị tập, sách, dụng cụ học tập cho con em mình. Các em học sinh ôn tập lại kiến thức của năm học cũ để bước sang năm học mới.

Tuy nhiên, từ lâu nhiều người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục rất băn khoăn về việc một số trường học tập trung học sinh từ rất sớm, có nơi đã làm việc nầy ngày từ đầu tháng 8 (đa số là các trường bị ảnh hưởng lũ); các trường còn lại từ thành thị đến nông thôn đa phần tập trung vào trung tuần tháng 8, nghĩa là trước ngày khai giảng năm học mới 5 tháng 9 hàng năm từ 15 đến trên 20 ngày.

Trước hết nhiều người băn khoăn về 2 từ khai giảng. Từ tấm bé, chúng tôi đã quen nghe và biết đến 2 từ “Khai trường”. Tôi nhớ như in bài văn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh “…Sáng hôm ấy mưa phùn gió Bấc, trời đất đen sì. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi đi trên con đường trơn trợt đến trường…”. Những lời văn đầy cảm xúc ấy đã nhắc về ngày lễ khai trưởng đã mấy mươi năm qua thật xúc động. Ngày “Khai trường” là ngày đầu tiên học sinh đến lớp.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những lưu ý để giữ thân tâm khỏe mạnh trong thời đại dịch

Trong  hoàn cảnh hiện nay, nếu dùng 2 từ “Khai giảng” trong tình trạng hiện nay e rằng chưa thật chuẩn xác bởi vì “Khai giảng" tức là khai mở mới việc giảng dạy của thầy và việc học hành của trò trong một năm học mới. Đã tổ chức dạy và học trước ngày “Khai giảng” rất lâu rồi mới bắt đầu làm lễ thật không trang trọng. Chưa kể tâm lý qua loa, chiếu lệ, hời hợt trong việc tổ chức ngày lễ trọng đại nầy từ chính quyền địa phương, gia đình, thầy cô giáo và các em học sinh.

Băn khoăn tiếp theo là những năm gần đây nhà nước còn linh động bố trí thời gian nghỉ lễ, tết liền kề với các ngày nghỉ khác (sau đó sẽ làm bù) tạo điều kiện cho người lao động có điều kiện nghỉ nhiều ngày liên tiếp để giải quyết nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt gia đình. Vì vậy thầy lẫn trò cũng sẽ được nghỉ bù như trường hợp vừa nêu.

Song song đó, nhiều phụ huynh cho rằng việc bố trí cho giáo viên, học sinh nghỉ dạy và học sau mỗi kỳ thi giữa kỳ, học kỳ chưa thật hợp lý vì nghịch lý: đầu năm học phải tập trung học sinh quá sớm nhưng sau đó lại cho nghỉ quá nhiều, chưa kể thường vào tháng 5 hàng năm, các em học sinh thưởng rất “rảnh rỗi” vì đã hết chương trình học từ rất sớm. Nếu vậy thì nên chăng không nhất thiết phải tập trung học sinh quá sớm như hiện nay (trừ các trường hợp đặc biệt) để rồi đầu năm chạy nước rút vì sợ không hoàn thành chương trình nhưng cuối năm lại quá thong thả.

Theo dự kiến, năm nay nhiều trường trên cả nước sẽ tổ chức ngày khai giảng 5 tháng 9 không quá 1 giờ và sẽ không thả bong bóng bay như các năm trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng và phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay ngày khai giảng năm học mới sẽ có nhiều biến động, có thể diễn ra lễ khai giảng bằng hình thức online hay khai giảng không tập trung (học sinh ở ngay vị trí lớp học mà không tập trung tại sân lễ). Nếu vậy không khí sẽ kém vui nhưng sẽ không còn biện pháp nào tốt hơn. Dù sao ngày khai giảng vẫn cứ diễn ra theo thông báo mới đây của Bộ GD va ĐT.

Riêng các từ “Khai giảng”; “Khai trường”; “Tựu trường” thì còn rất nhiều ý kiến khác nhau cần các nhà chuyên môn phân tích vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có Phật trên từng ngón tay

Góc nhìn Phật tử 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Xem thêm