Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/04/2016, 10:46 AM

Mẹ ơi, con muốn sống!

Chúng ta thử ngẫm nghĩ xem, con cái sau khi sinh ra đời đều là núm ruột, là tinh cha huyết mẹ mà thành. Những đứa trẻ đó xứng đáng có được sự thương yêu, nâng niu, chăm sóc của gia đình. Nhưng khi chúng ta hủy phá đứa trẻ trong bào thai thì dù cho đứa trẻ có đến do thiện duyên, cũng biến ngay thành duyên ác, oán cừu chất chồng khó thể hóa giải. 

 “Oe…oe…oe”. Tiếng khóc của em bé hàng xóm xé tan bầu không khí tĩnh mịch của đêm khuya.

Tôi thầm nghĩ: Có những đứa trẻ được ra đời trong niềm hân hoan, hạnh phúc và chào đón của cả gia đình. Nhưng… có những đứa trẻ lại bất hạnh biết bao! Chúng bị tước đoạt đi quyền sống ngay từ khi còn chưa thành hình. 

Từ bao giờ tình trạng nạo phá thai lại trở nên “quá đỗi bình thường” và con người thản nhiên “xuống tay” giết chết những sinh linh bé nhỏ như giết con gà, con heo như vậy?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và thuộc “top” 1 trong 5 nước có tỉ lệ phá thai cao nhất trên thế giới. Nước ta đang tồn tại một thực trạng đáng báo động: Khi trung bình cứ 1 đứa trẻ ra đời thì lại có 1 bào thai khác bị phá bỏ.

Mỗi năm có từ 1,2 đến 1,6 triệu trẻ em được sinh ra, tương ứng với đó là số bào thai không có cơ hội có mặt trên cuộc đời. Con số này chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy lạnh người. Xót xa hơn, khi số trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Việt Nam cao hơn gấp nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về nạo phá thai trên thế giới. 

Cụ thể, theo số liệu của Bộ Y tế có đến 300 - 400 nghìn ca nạo phá thai là của trẻ vị thành niên. Điều này dẫn tới rất nhiều hệ lụy cho mỗi cá nhân và gây ảnh hưởng rất lớn cho toàn xã hội. 

Chúng ta hãy thử làm một phép so sánh nhỏ sau đây. Khi bạn bị một con muỗi chích, phản ứng đầu tiên của bạn là gì? Phải chăng chúng ta sẽ thấy khó chịu và muốn giết con muỗi đó. Nhưng con muỗi đó chỉ cắn ta một vết bé xíu vì nó đói quá. Vậy mà chúng ta đã lập tức nổi giận và muốn đánh trả. 

Thế mọi người nghĩ sao về những bào thai vô tội kia? Các em nào có tội tình gì mà chúng ta nhẫn tâm cưỡng đoạt đi thứ quý giá nhất của một con người. Đó là quyền được sống. Như vậy, thử hỏi lòng oán thù của các em sẽ sâu dày đến chừng nào?! 

Với Đức Phật, dù chỉ là một con kiến, con bọ Ngài cũng khởi lòng từ bi thương xót. Vì Ngài cho rằng mọi sinh vật trên đời này đều có lòng khát khao sống mãnh liệt. Bằng hành vi nạo phá thai, mọi người đã chấm dứt một sanh mạng trước khi cơ thể đứa bé ấy được thành hình đầy đủ. 

Đừng tưởng rằng sau khi phá thai là chúng ta đã giải quyết được tất cả. Cái còn lại, cái tàn dư âm thầm là gì? Đó chính là lòng hận thù thâm sâu của những vong linh thai nhi vô tội kia. Lòng hận thù ấy mãnh liệt và mạnh hơn hết thảy mọi thứ bom độc trên thế gian này. 

Chúng ta cứ mải mê đắm chìm trong những lạc thú của trần gian, mặc sức “sinh hoạt” phóng túng. Để rồi khi xảy ra chuyện chúng ta lại “tặc lưỡi”, dắt tay nhau đi giải quyết “hậu quả”. Nạo phá thai chính là hành vi giết người. Vậy mà chúng ta làm việc đó một cách lạnh lùng, thản nhiên và điềm tĩnh đến rợn người! Thử hỏi lương tri, tính người của chúng ta ở đâu?
 
Nạo phá thai không chỉ gây nguy hiểm cho sức khoẻ người phụ nữ. Nghiêm trọng hơn cả là những thương tổn về tinh thần, những sang chấn tâm lý mà người phụ nữ phải gánh chịu sau mỗi lần thực hiện công việc đớn đau này. 

“Cái thai nằm co quắp trong chiếc khay nhôm. Đứa trẻ đó đã đủ chân, tay, mặt mũi, nhỏ như một con chuột. Máu thấm trên khuôn mặt… Cặp mắt nó mờ đục bất động như đang nhìn tôi thù hận. Kinh khủng nhất phần bụng và ngực của nó vẫn đang phập phồng cử động. Mồm nó vẫn mấp máy như muốn khóc.” 

Đây là những lời nói đầy ám ảnh của bạn tôi – người con gái đã ngu ngốc vì một người con trai phụ tình mà nhẫn tâm vứt bỏ đi đứa con đỏ hỏn của mình. Bạn khóc và ân hận vô cùng khi nhìn thấy đứa trẻ nằm lạnh lẽo trong chiếc khay ấy. Tôi thấy đau đớn và lòng quặn thắt khi nghĩ đến việc một người mẹ lại tự tay giết con của mình. Người ta vẫn nói hổ dữ còn không ăn thịt con cơ mà? Sao bạn tôi lại có đủ bản lĩnh để làm việc đó. Tôi thật sự không hiểu… 

Tôi tin chắc rằng những hình ảnh đầy tội lội đó sẽ in sâu và ám ảnh bạn tôi suốt cả cuộc đời. Đây là thứ không dễ gì có thể gột sạch được. Nó đọng lại trong tâm trí giống như một đốm lửa vẫn âm ỉ cháy. Như vậy, phá thai không chỉ để lại một vết sẹo trong cơ thể mà tinh thần của người phụ nữ cũng bị tổn hại rất lớn. Có những người cả cuộc đời phải sống mãi trong sự ân hận và tội lỗi khôn nguôi.

Lại có trường hợp đang mang thai, sau khi siêu âm thì họ phát hiện ra thai nhi trong bụng có dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải những chứng bệnh như bệnh Down, bệnh bạch tạng… Và họ cũng quyết định phá cái thai đó đi. Với lý do: nuôi nấng những đứa con tàn tật bẩm sinh này chẳng phải họ là người chịu cực khổ nhất hay sao? 

Dĩ nhiên là cực khổ nhưng điều này là do có nhân duyên quả báo bên trong. Một đứa con có khuyết tật đến đầu thai trong gia đình là do chúng đã có duyên với cha mẹ của chúng. “Vợ chồng là do tiền duyên, thiện duyên, ác duyên; không duyên thì chẳng gặp. Con cái vốn do nợ túc căn đời trước, thiếu nợ, trả nợ; không nợ thì chẳng đến”. 

Chúng ta thử ngẫm nghĩ xem, con cái sau khi sinh ra đời đều là núm ruột, là tinh cha huyết mẹ mà thành. Những đứa trẻ đó xứng đáng có được sự thương yêu, nâng niu, chăm sóc của gia đình. Nhưng khi chúng ta hủy phá đứa trẻ trong bào thai thì dù cho đứa trẻ có đến do thiện duyên, cũng biến ngay thành duyên ác, oán cừu chất chồng khó thể hóa giải. 

Gia đình chính là tế bào của xã hội. Vậy mà một triệu đứa trẻ bị tước đoạt đi quyền sống – một triệu người mẹ mang trong mình những sang chấn tâm lý – một triệu người cha mang cảm giác day dứt suốt cả một đời. Thử hỏi hàng triệu gia đình như vậy thì xã hội có bình yên được hay không?

Tiếng khóc của một đứa trẻ cất lên đã khiến ta xót xa, se sắt cả cõi lòng. Vậy một triệu tiếng khóc ai oán, bi thương của những đứa trẻ hàng năm bị tước bỏ mạng sống kia cộng hưởng lại sẽ to lớn đến nhường nào? Xin thưa, nếu đo được độ lớn của âm thanh chắc nó phải ngang với sức nổ của hàng trăm quả bom hạt nhân. Và đương nhiên, quả bom “sát thương” đó sẽ dội ngược lại chính đất nước, chính gia đình đã nhẫn tâm vứt bỏ chúng. 

Những chúng sinh trong bào thai chưa kịp chào đời đã trở thành những vong linh phiêu bạt. Các em lang thang ở khắp nơi khóc than, đòi mạng với cái tâm hận thù thì làm sao xã hội có thể an lành được? Rất khó để giải quyết được vấn đề này. Vì vậy, với nghiệp chướng đầy rẫy bao trùm thì làm sao xã hội có được sự hòa bình vẹn nguyên.

Tôi không dám mong cầu điều gì to lớn, tôi chỉ cúi xin mọi người hãy ngưng ngay lập tức việc phá thai! Bởi sự bình yên, hoà bình của một gia đình, một xã hội, một quốc gia không nằm ở đâu xa. Chúng nằm ngay trong những hành động nhỏ, tưởng như vô hại của mọi người!

Trước khi nghĩ đến việc tước bỏ đi sự sống của một đứa trẻ, tôi chỉ mong bạn hãy bỏ ra một giây thôi. Để nhớ rằng: Đứa trẻ cũng là một Con Người…

Muốn nói với con cả ngàn lời xin lỗi
Muốn nói với con cả vạn lời thứ tha
Muốn nói với con cả một trời tha thiết
Và nói với mình sẽ mãi không quên... Mẹ ơi! Con muốn sống!

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm