Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Minh sư khó gặp, cầu pháp ở đâu?

Mấy ngày nghĩ lễ con trăn trở một số điều về Phật giáo hiện nay, con xin chép ra để cùng suy nghiệm, nếu có điều nào không phải mong các thầy ở phương xa góp ý cho con. Ngàn lần con xin nhìn lại mình và sữa lỗi, nếu có điều nào chưa phải thì do con vô minh trên con đường đi tìm chân lý.

Cách đây 10 năm, con có duyên tìm hiểu Phật pháp, chính Phật pháp đã dạy con sống lương thiện. Sau này con tìm hiểu kinh sách thấy các thầy Tỳ-kheo ngày xưa theo đức Phật tu hành, đức Phật thuyết Pháp nhằm chuyển hóa tâm chúng sinh, từ đó thấy rõ chân tâm, dứt sạch phiền não mà chứng quả Bồ đề!
Ảnh minh họa
Nhân dịp nghĩ lễ con vào chùa lễ Phật, mang theo một vài câu hỏi thỉnh thầy giải đáp. Như thường lệ con lễ Phật xong rồi quay ra hỏi thăm thầy, sau một hồi con gặp chị Diệu Hạnh chị tâm sự cùng con là thầy đi vắng, chị bảo hôm qua thầy đi dự lễ khởi công xây nhà tổ, hôm nay đi dự lễ chứng minh, sang tuần thầy vào Tp.HCM tham dự lễ khành thành. Con ngồi một lúc thấy trong lòng bứt rứt không yên?

Rồi con qua ngôi Chùa cách đó không xa, mà thời sinh viên con sinh hoạt ở đây đôi lần. Cũng mang theo câu hỏi đó mong gặp được thầy, thỉnh thầy giải đáp dùng. Đến chùa lễ Phật xong, con nghe các chú bảo thầy mấy hôm nay đi vắng chưa về. Con quay ra ngồi dưới tán cây suy nghĩ?

Thời nay, các thầy tu hành vất vả, khổ sỡ, đã quyết chí buông hết mọi ham muốn ở đời mà theo dấu chân đức Phật tu hành, cầu sinh về cõi lành. Thế mà, khi bước vào con đường tu hành, các thầy lại phải lo bao nhiêu chuyện?. 

Hôm nay đi chứng minh, ngày mai đi dự lễ khởi công, rồi lo xây chùa, xây tịnh thất, đúc tượng,.v.v… Đáng ra những công việc này là của cư sĩ, phật tử tại gia đứng ra lo liệu cho các thầy có thời gian tu hành. Nghĩ đến đây, con thấy bản thân con có lỗi đầu tiên, con xin xám hối!

Mà hiện nay con thấy có một số thầy đi xây ‘công trình’, rồi đi lo ‘tịnh tài, tịnh vật’ như vậy lấy thời gian đâu mà tu hành?. Rồi Phật pháp sẽ về đâu khi một số người tu lại phải lo nhiều việc như vậy?

Ở Việt Nam con thấy có: Ngôi chùa to nhất, chùa nhiều tượng Phật nhất, tượng Quan-âm cao nhất,... Bản thân con, đến chùa chỉ mong được nghe các thầy giảng pháp. Còn những cái đó cũng chỉ là ‘giả’ tạm.

Chùa to, lễ cầu siêu, cầu an,… mọi thứ là ‘giả’, là hình tướng bên ngoài như một phương tiện đưa người vào đạo, đây là bước khởi đầu giúp chúng con tin tưởng vào Phật pháp mà tu hành. Về lâu dài chúng con cần các thầy giảng pháp, khai thị để chúng con không đi lạc vào con đường tà đạo, mà xa rời chính Pháp.

Bên cạnh đó có những cây cổ thụ tu hành tinh tấn, là những người thầy soi sáng cho chúng con, nhưng quá ít so với số lượng cư sĩ phật tử đang theo học tại các đạo tràng hiện nay. Người như con nhiều lắm, chúng con vô minh, nên chúng con khao khát tìm thầy dẫn dắt trên con đường tu học. 

Trong kinh Phật dạy “được làm người khó, gặp phật pháp còn khó hơn” nay con làm được thân người, gặp được phật pháp mà thiếu đi một người thầy?

Tâm Đạt

Ghi chú: Bài viết thể hiện góc nhìn riêng, cách hành văn của phật tử trẻ đang sinh sống tại Hà Nội
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm