Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/07/2013, 16:18 PM

Mong tăng, ni trẻ "dấn thân" lên vùng cao

Nhân dịp BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang chính thức được công bố và ra mắt vào ngày mai - ngày 12/07/2013, CTV trang tin điện tử phatgiao.org.vn có cuộc trao đổi ngắn với tân trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang Hòa thượng Thích Gia Quang

Xin Hòa thượng cho biết lịch sử Phật giáo Hà Giang được hình thành và phát triển như thế nào?

So với các tỉnh khác trong cả nước, Hà Giang là một tỉnh có truyền thống văn hóa lâu đời. Là vùng đất có nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông…Và cũng là vùng đất mà Phật giáo được truyền vào từ sớm. Mặc dù hiện nay chưa xác định được thời điểm chính xác nhưng theo những di tích lịch sử để lại, có thể khẳng định Phật giáo được phát triển ở Hà Giang ít nhất là từ những năm 1367 (thời Trần – PV) cho đến ngày nay.
 Hòa thượng Thích Gia Quang: "Mong tăng, ni trẻ dấn thân lên vùng cao..."

Điều đó được thể hiện trên hai tấm bia tại chùa Sùng Khánh (thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên) được xác định có từ thời Trần và thời Lê. Cụ thể, văn bia thời Trần được dựng vào năm Đại Trị thứ 10 (1367) ghi lại lịch sử xây dựng chùa. Văn bia thời Lê được dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ nhất (1705) ghi lại việc trùng tu chùa vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 được thực hiện bởi hoàng tộc nhà Mạc lánh nạn ở Cao Bằng. Bên cạnh đó, ở đây còn có chuông đồng cao 0,9m; miệng rộng 0,67m được đúc năm Vĩnh Thịnh thứ ba (1707)

Tình hình, cơ sở tự viện và số lượng tín đồ phật tử hiện nay ở Hà Giang ra sao thưa Hòa thượng?

Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Hà Giang hiện nay có khoảng 3000 phật tử đã Quy Y, tuy số lượng chùa chiền không nhiều song trong số đó có những ngôi chùa đặc biệt có lịch sử lâu đời.

Ví dụ chùa Sùng Khánh, Nậm Dầu, Bình Lâm, Quán Âm, Hộ Quốc…và một số chùa đang trong quá trình xây dựng, tôn tạo và tu bổ.

Thời gian gần đây, sinh hoạt của các phật tử ngày càng thu hút thêm nhiều người dân, công tác hoằng pháp được mở rộng, số lượng phật tử không ngừng tăng lên. Toàn tỉnh hiện có 09 hội đoàn phật tử, sinh hoạt ở các đạo tràng khác nhau.

Hòa thượng có thể cho biết quá trình thành lập GHPGVN tỉnh Hà Giang diễn ra như thế nào?

Thể theo phương hướng hoạt động của Hội đồng Trị sự TƯ GHPGVN là thành lập BTS các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Thứ nữa là theo đề nghị của tăng ni, phật tử địa phương, ngày 19/9/2012, Hội đồng Trị sự đã có công văn số 158/CV/HĐTS-VP1 gửi UBND tỉnh Hà Giang về việc quan tâm giúp đỡ thành lập tỉnh hội Phật giáo Hà Giang.

Ngày 05/11/2012, UBND tỉnh ra văn bản số 3310/UBND-NC chấp thuận việc thành lập tỉnh hội Phật giáo Hà Giang. Ngày 5/12/2012, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có công văn số 1204 thông báo cho HĐTS ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho thành lập tỉnh hội Phật giáo Hà Giang trực thuộc GHPGVN.

Ngày 14/5/2013, UBND tỉnh có công văn số 1296/UBND-NC thỏa thuận thành lập GHPGVN tỉnh Hà Giang. Sáng mai, ngày 12/7/2013, sẽ chính thức công bố và ra mắt BTS GHPGVN.

BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang mới được thành lập, do vậy sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức?

Nhân sự BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang có 18 người, trong đó có 09 quý thầy, 09 phật tử là hội trưởng các hội đoàn của tỉnh. Trong khi đó, số lượng đạo tràng đang ngày càng nhiều nên nguồn nhân sự thật sự chưa đủ để chăm lo và đáp ứng chu toàn nhu cầu hướng đạo, giảng pháp, hướng dẫn sinh hoạt tâm linh của phật tử, nhân dân trong tỉnh.

Số lượng tăng ni còn ít, vì vậy công tác hoằng pháp và tổ chức các phật sự như Vu Lan, Phật đản…còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực. Đặc biệt là quy mô tổ chức còn chưa đủ bao quát, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của đông đảo phật tử, nhân dân.

Bên cạnh đó, công tác từ tiện xã hội còn rất khiêm tốn, Hà Giang là địa bàn có diện tích trải rộng, dân cư thưa nên khó khăn trong việc kêu gọi phật tử, nhân dân cùng chung tay đóng góp cho đồng bào nghèo, nạn nhân thiên tai và gia đình chính sách…

Đứng trước những khó khăn như vậy, tân Trưởng BTS đã có những biện pháp gì để Phật giáo Hà Giang phát triển?


Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng toàn thể tăng ni, phật tử sẽ cố gắng quyết tâm khắc phục và xây dựng Phật giáo Hà Giang phát triển với nhiều biện pháp cụ thể. Trong đó, từng bước kiện toàn ổn định và thành lập Ban đại diện các huyện/thị, xây dựng trụ sở hoạt động, văn phòng đại diện của Ban Trị sự. Tăng cường đội ngũ nhân sự, bổ nhiệm tăng, ni trụ trì các chùa trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác hoằng pháp, hướng dẫn phật tử sống tốt đời đẹp đạo, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt hàng tháng tại các chùa vào các ngày cuối tuần như tu Bát quan trai, khóa tu một ngày an lạc, tổ chức hướng dẫn sinh hoạt cho các đạo tràng...

Đồng thời, tăng cường đội ngũ giảng sư, đặc biệt khuyến khích tăng, ni trẻ hoằng dương chính pháp tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông,…

Như vậy, Hòa thượng đang kỳ vọng vào đội ngũ tăng ni trẻ?

Hằng năm, số lượng tăng ni sinh tốt nghiệp các trường Học viện, cao đẳng rất nhiều nhưng do những điều kiện khách quan nên phần lớn trong số tăng ni trẻ đó thường ở lại vùng đồng bằng để hoằng pháp. Rất ít người “dấn thân” lên vùng núi, vùng sâu. Đây là một điều đáng tiếc cho Phật giáo nước ta.

Chúng tôi đang kỳ vọng vào đội ngũ tăng, ni trẻ, mong và tin rằng họ sẽ đem những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường để áp dụng vào thực tế, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, học theo chánh Pháp nhà Phật của đồng bào các dân tộc.

Đặc biệt với sức trẻ và lòng nhiệt huyết dấn thân của các tăng, ni trẻ, chúng tôi tin họ sẽ làm được rất nhiều việc hoằng pháp, mang lại lợi lạc cho đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Vâng, xin cảm ơn Hòa thượng!

TIN LIÊN QUAN
Tâm Đức Hậu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm