Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Một loại "ăn” ở thế kỉ 21

Khi bạn hướng suy nghĩ của mình tích cực, cuộc sống sẽ lung linh với muôn vạn sắc màu đang chờ bạn trải nghiệm, hãy tin vào sự kỳ diệu của tạo hóa luôn dành cho bạn những gì đẹp nhất.

Như thường lệ để ra được chỗ làm tôi phải đi hai chuyến xe, như mọi ngày tôi đợi một chiếc xe thì bất chợt tôi nhìn thấy một món ăn, một món ăn tôi không biết có từ lâu đời rồi hay mới, tôi tạm gọi là món “ăn” ở thế kỉ 21.

Người đàn ông đó chắc chỉ hơn tôi mấy tuổi, tiến gần tôi và chào món, nghe có vẻ rất hấp dẫn và thú vị, rồi cuối cùng với mục đích là họ muốn xin tôi tiền, tôi nhìn anh, với câu hỏi trong đầu: Có đủ tay, chân, sao không đi lao động kiếm tiền? Và rồi anh không thấy tôi phản ứng gì anh quay sang người khác, anh giới thiệu anh bị gì gì đó ở trên đầu, có người thì quay đi, có người thì lắc đầu. Tôi chợt nghĩ tới những bà cụ ở bến xe bằng tuổi bà ngoại, bà nội tôi, thậm chí cả những em bé có 5 hay 6 tuổi đã phải đi bán hàng giữa trưa hè nắng nóng vác trên vai cái rổ nhựa đựng mấy thứ hàng tạp hóa, trông nặng và đáng thương lắm… Anh làm tôi nhớ câu chuyện: Một anh chàng trẻ tuổi giàu có lái một chiếc xe sang trọng hiệu Rolls Royce đang dừng ở ngã tư để chờ đèn đỏ.

Đúng lúc đó có một người đàn ông đến gần chiếc xe của anh ta, gõ vào chiếc cửa kính ô tô, van xin: “Làm ơn cho tôi xin ít tiền! Tôi nhịn đói mấy hôm nay rồi”.

Người thanh niên kéo cửa kính xuống và lên tiếng: “Tôi cho ông một điếu thuốc nhé, trên xe tôi có thuốc lá rất ngon.” Người ăn xin nài nỉ: “Tôi không hút thuốc, cho tôi ít tiền đi”.

Người thanh niên lại nói: “Vậy ông uống rượu nhé, trên xe tôi có loại rượu tốt nhất trên thế giới.” –“Không, tôi không uống rượu, cho tôi tiền, tôi cần tiền.”

Người thanh niên kiên nhẫn: “Hay thế này nhé, tôi đưa ông đến một sòng bạc gần đây, ông giúp tôi chơi một ván; nếu thắng thì tiền sẽ là của ông, nếu thua thì tôi chịu. Được chứ?” –“Tôi không biết cược bài bạc, tôi cần tiền.”

“Thế thì đi mát xa, tôi sẽ giúp ông hưởng thụ một chút hương vị cuộc sống, chi phí tôi bao tất, đồng ý chưa?” – “Không, tôi không thích đi, xin cho tôi tiền”.

Chàng thanh niên dần hết nhẫn nại nhìn người ăn xin: “Vậy ông lên xe đi, tôi đưa ông về nhà tôi, để vợ tôi xem xem tại sao một người đàn ông không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc, cũng không chơi bời lung tung lại biến thành bộ dạng như thế này?” Lúc này người ăn xin mới thấy xấu hổ, quay lưng bước đi.
 Ảnh minh họa
Chiếc xe của tôi gần tới tôi viết vào tờ giấy dòng chữ “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi” tôi đoán sau một hồi anh đi xin những hành khách cùng đợi xe ở đó chắc không được đồng nào, tôi tiến gần anh và hỏi: “Anh có biết chữ không?” – “Anh không biết chữ”. Tôi liền đưa cho anh một tờ tiền và tờ giấy đó: “Nếu anh không biết chữ thì hãy nhờ anh khách này đọc hộ cho nhé”. Tôi nghĩ anh ấy chắc cũng học được một điều gì đó từ tờ giấy đó và tôi cũng hi vọng cuộc sống của anh cũng khá hơn bây giờ, có công việc kiếm ra tiền, hoặc làm mọi thứ để có tiền. Dù ít hay nhiều nhưng có lẽ đó là những đồng tiền thanh thản sẽ là phương tiện hộ trợ cho cuộc sống của anh.

Sống với trái tim rộng mở, bạn sẽ cảm thấy mối quan hệ giữa mình với những người xung quanh trở nên thân thiết hơn rất nhiều. Học cách yêu thương chính mình thì đó cũng là lúc bạn học được cách yêu thương con người. Tình yêu thương sẽ giúp chúng ta sống một cuộc đời phong phú và trọn vẹn. Nó truyền thêm cho bạn sức mạnh, đồng thời giúp bạn sống tốt hơn, cho mình và cho tất cả mọi người. Khi bạn hướng suy nghĩ của mình tích cực, cuộc sống sẽ lung linh với muôn vạn sắc màu đang chờ bạn trải nghiệm, hãy tin vào sự kỳ diệu của tạo hóa luôn dành cho bạn những gì đẹp nhất.

Có một câu chuyện nữa về người ăn xin và qua đó câu chuyện cho chúng ta nhiều bài học khác nhau ở những góc nhìn khác nhau. Câu chuyện kể rằng vào một ngày nọ, ở làng chài có một thanh niên đi câu cá, trên đường về gặp một người ăn xin sắp chết đói. Anh thanh niên thương tình nên bắt trong giỏ cá của mình vừa đi câu về cho người ăn xin một con cá. Người ăn xin đã nướng ăn và thoát được cơn đói. Anh thanh niên về rất vui, gặp anh bạn hàng xóm kể lại câu chuyện mình đã làm được một việc thiện. Anh bạn hàng xóm lắc đầu bảo rằng anh làm như vậy là không chắc đã tốt. “Không chỉ cho cá, cậu nên cho người ăn xin cần câu để ông ta tự mình đi câu kiếm sống. Không tin, ngày mai cậu đi qua sẽ thấy người ăn xin đó vẫn bị cơn đói hành hạ.”- Anh hàng xóm nói.

Ngày hôm sau anh thanh niên rủ anh bạn hàng xóm cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh hàng xóm nói, hai người gặp lại người ăn xin đang nằm lả bên vệ đường. Anh thanh niên lại cho người ăn xin cá và anh hàng xóm cho người ăn xin cần câu. Cả hai trở về trong tâm trạng vui vẻ vì đã làm được việc thiện. Trên đường về hai người gặp một anh bạn khác cùng xóm. Cả hai hào hứng kể lại câu chuyện trên cho anh hàng xóm này nghe. Anh hàng xóm này lắc đầu nói: “Các cậu làm vậy chưa ổn. Cho người ăn xin cần câu rồi nếu không chỉ cho ông ta cách câu thì ông ta câu thế nào được cá. Ngày mai trở lại các cậu sẽ thấy người ăn xin vẫn bị đói.”

Ngày hôm sau cả ba người cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh hàng xóm nói, ba người gặp lại người ăn xin đang nằm còng queo, quắp chiếc cần câu lả bên vệ đường. anh thanh niên lại cho người ăn xin cá và anh hàng xóm sửa lại cần câu, anh bạn hàng xóm mới giảng giải tỉ mỉ phương pháp câu cá, từ mắc mồi câu đến phương pháp câu từng loại cá…v.v ..Thế rồi cả ba trở về trong tâm trạng đầy hưng phấn, tin chắc tư nay người ăn xin sẽ không sợ đói nữa. Khi ba người về gặp ông lão ngư trong làng – một người từng trải, đầy kinh nghiệm, người đã gắn bó cả cuộc đời với nghề đi câu, cả ba hào hứng kể lại câu chuyện người ăn xin. Lão ngư ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu nghi hoặc: “Các cậu đã làm đúng, thế nhưng lão nghĩ chưa đủ. Lão chỉ sợ thiếu một điều có lẽ còn quan trọng hơn. Các cậu chỉ cho người ăn xin công cụ, kỹ năng, phương pháp, tôi tin người ăn xin này vẫn đói!"

Các cậu biết tại sao không? Lão ngư hỏi.

Ba thanh niên ngơ ngác, mong lão ngư giải thích giùm.

Lão ngư nói:

Thứ nhất người ăn xin làm nghề này nhiều năm, nó đã ngấm vào máu của ông ta, và đó là thói quen của ông ta, trong đầu ông không có khái niệm tự đi kiếm miếng cơm manh áo cho mình, mỗi ngày mới đến trong đầu ông ta chỉ có khái niệm xin, xin và xin mà thôi, vì vậy trước tiên các con cần giúp ông ta định hình lại suy nghĩ.

Thứ hai như các con đã biết không phải cứ thả mồi xuống là đã có cá đôi khi phải kiên nhẫn câu cả tiếng, cả buổi…có khi cả ngày không được con nào bài học thứ hai ông ta phải học đó là kiên trì.

Thứ ba có một yếu tố cực kỳ quan trọng, nó giải thích tại sao cả đời ông ta chỉ đi ăn xin, đó chính là niềm tin của ông ta. Trước buổi hôm nay vào vài ngày trước lão có nói chuyện với ông ta một lúc, lão có hỏi một câu rằng: Sức lực của ông vẫn dồi dào như vậy sao không học một nghề gì đó để kiếm sống hoặc có thể đi câu cùng tôi?Các con có biết ông ta trả lời sao? Ông ta nói: “Ông giỏi tôi không theo ông được, tôi sinh ra đã mang phận ăn xin rồi, cha mẹ tôi ngày trước cũng làm nghề này, số tôi khổ sẵn rồi, tôi không làm được cái gì nên hồn cả!”Các con nghĩ sao? Cái người ăn xin này thiếu không phải là công cụ, kỹ năng hay phương pháp mà ông ta thiếu thái độ sống đúng đắn!

Cả ba nghi hoặc, chưa thực sự tin lời của lão ngư, nhưng để kiểm tra, ngày hôm sau nữa, ba thanh niên cùng rủ lão ngư đi câu. Không ngờ rằng, trên đường về nhà, cả bốn người gặp người ăn xin ngày nọ trở về với nghề cũ của mình. Ba thanh niên nài nỉ lão ngư chỉ cho người ăn xin thái độ sống đúng. Lão ngư ngần ngại: “Thái độ sống phải đào luyện thường xuyên nhờ sự định hướng, tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, không thể ngày một ngày hai mà có được, và tự thân rèn luyện".

Như một ai đó chia sẻ ràng có lẽ chúng ta đừng bao giờ hy vọng rằng người khác sẽ bố thí cho bạn bất kì đồng tiền nào, vì tiền đối với mỗi người trên thế giới đều không bao giờ là đủ. Chỉ một câu chuyện nhỏ thôi cũng khiến chúng ta hiểu được rằng, mọi thứ không phải lúc nào cũng trải thảm đỏ sẵn cho ta bước lên, không phải lúc nào cũng có sự phép màu hiện diện khi ta có, sự thành công có được khi biết tự mình cố gắng và phấn đấu vươn lên.

Diệu Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Phật giáo thường thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Phật giáo thường thức 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Phật giáo thường thức 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Phật giáo thường thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm