Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Mùa Cà Na nhớ Nội…

Đâu đó trong gió mát sông quê Long Thắng, tôi như thấy bóng Nội quanh đây, chợt nghe câu ca dao mẹ tôi thường ngâm mỗi khi đưa võng cho con mình ngon giấc: “Long Thắng là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho “vùa” cà na”…

Thuở còn ấu thơ, tôi thường nghe Nội tôi ngân nga hai câu ca dao thân thuộc: “…Long Thắng là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho “vùa” Cà Na…”. Nội vừa tự tay làm nhiều món ăn chế biến từ Cà Na vừa kể chuyện cây Cà Na trên đất Long Thắng (Đồng Tháp) với vẻ trân trọng, phấn khích lạ thường. Nội nói: không hiểu sao đất đai xứ này lại “hạp” với chúng lạ lùng dù người trồng không bỏ phân, không chăm sóc vậy mà Cà Na vẫn xanh tốt, trái trĩu cành và cứ vươn chồi, nảy lộc. Nước lớn, nước ròng, nước lũ, nước hạn cũng chẳng ảnh hưởng đến chúng là bao. 
 
Nội còn nói: mấy cây Cà Na đó lớn tuổi hơn bây đó. Nội thương chúng lắm...!

Vậy là cứ vào khoảng tháng Bảy âm lịch, Nội gọi điện nhắn tin về lấy Cà Na ngào đường, Cà Na ngâm nước muối đường về cho xấp nhỏ dùng. Cứ mỗi lần hái trái, chú Út tôi phải leo lên những cành cây to bè, cao chót vót hàng chục mét để rung lắc cho trái rơi xuống đất. Sau đó gom chúng lại để Nội tôi chế biến các món đặc sản Cà Na.

Có năm không về được vì bộn bề công việc, Nội tôi hờn giận đủ điều và gởi xe khách lên tận thành phố cho tôi với lời nhắn: Cà Na là hồn cốt quê hương, quên nó là có lỗi với quê cha, đất tổ đó con... 
 
Cà Na bây giờ có mặt khắp nơi và được chế biến muôn hình vạn trạng. Từ những điểm bán hàng rong đến các siêu thị lớn. Long Thắng quê tôi đã có nhiều người trồng giống Cà Na Thái Lan trái to, màu sắc đẹp nhưng với tôi chúng rất xa lạ, bởi đó là loại “lai căn”. Cây Cà Na truyền thống ngày càng thưa vắng trong đó có mấy cây của Nội tôi trồng.

Mùa Cà Na năm nay, Nội tôi không còn nữa. Mấy cây Cà Na “lão” vẫn có trái xum xuê. Tôi đến thắp hương cho Nội dưới những tàng cây Cà Na xanh thẫm và chợt nhớ những trái Cà Na quê mùa, dân dã đã được Nội chế biến hàng năm. 

Đâu đó trong gió mát sông quê Long Thắng, tôi như thấy bóng Nội quanh đây, chợt nghe câu ca dao mẹ tôi thường ngâm mỗi khi đưa võng cho con mình ngon giấc: “Long Thắng là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho “vùa” cà na”…

Phương Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Phật giáo thường thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Phật giáo thường thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Mọi sự vốn đã hoàn hảo ngay từ khi ta chưa sinh

Phật giáo thường thức 08:59 18/04/2024

Hỏi: Thầy ơi, thật khó để thấy biết, đánh giá, nhìn nhận, hành xử... với tâm trong sáng. Thầy chỉ dạy cho con rõ hơn ạ. Con xin tri ân Thầy.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Phật giáo thường thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Xem thêm