Mùa lũ cần “xóa cầu khỉ” ở vùng quê
Thứ năm, 09/07/2016 | 23:32
Tình thương là một loại năng lượng có thể thực hiện được nhiều phép lạ. Khi người ta thương, người ta có thể làm mọi việc cao hơn và nghĩa tình hơn cả 2 chữ tình tình thương.
“Phật tâm làm phật sự
Thiện tâm làm thiện sự
Thiện tâm làm phật sự
Phật tâm làm thiện sự”.
Trong đạo Phật thì cây cầu hạnh phúc là sự bình an, an vui, là sự từ bi san sẻ . Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người thì đó không phải là tình thương đích thực.
“Tiền tuy trông thấy mà mòn
Phước tuy không thấy mà còn muôn năm”.
![]() |
Ảnh minh họa |
![]() |
Ảnh minh họa |
Mỗi lần người đi qua phải rón rén kẻo các thanh tre lại lật bung ra. Tây Bắc lắm sông, nhiều suối nên những cây cầu treo là huyết mạch giao thông trong vùng. Các tỉnh trung du, miền núi còn tình trạng người dân sử dụng các phương tiện, thiết bị tự chế để vượt sông, suối, không bảo đảm an toàn và đã xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân.
Một nhà báo đã ghi lại được hình ảnh, để qua sông nhiều người dân chui vào túi nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” người dân và kéo bơi vượt qua suối. Cho tới những hiện trạng đu dây thép để qua sông…
Câu “Cái khó ló cái khôn” trong những trường hợp này thì dùng không đúng nữa. Tôi chỉ nhìn thôi cũng thấy sự mông lung và mong manh. Cho tới để có thể bước qua những cây cầu đó chắc phải dùng mọi dũng mạnh và cản đảm vượt trên mọi nỗi sợ hãi.
![]() |
Ảnh minh họa |
“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời”.
Phải chăng sự quan tâm tới vùng sâu vùng sa còn quá ít và không được đạt tới triệt để?
Những câu chuyện buồn và cầu khỉ
Đối tượng chủ yếu mà cầu khỉ nhắm tới là trẻ em, đã có nhiều câu chuyện thương tâm khi nói về trẻ vùng quê ngày hè, bé đi chơi thiếu sự quản lý của cha mẹ và chẳng may các bé đi qua và té ngã xuống và theo dòng nước cuốn... Hay có một câu chuyện một người đàn ông khi đi qua cầu khỉ thì bất ngờ cầu khỉ gãy và bị một thanh gỗ lớn đâm vào bụng...
Thay vì nhìn mãi lên cao thì hãy thử một lần nhìn sâu và rộng xuống
Trên tờ báo Dailo đưa tin Hòa thượng Thích Như Niệm một người tuy đã 79 tuổi. Thương nỗi vất vả của người dân vùng sông nước, Hòa thượng đã dồn tâm sức thay cầu khỉ bằng cầu bê tông, giảm bớt sự cực nhọc của bà con vùng sâu, vùng xa. Thầy nói: “Giúp người ta con cá không bằng giúp cái cần câu”. Việc thông thương giữa đôi bờ bằng những cây cầu bê tông cốt thép kiên cố sẽ giúp cuộc sống của người dân hai bên bờ sông thuận lợi, giao dịch dễ dàng, hàng hóa thông thương hơn, nhờ đó đời sống, kinh tế sẽ dần đi lên…
![]() |
Ảnh minh họa |
Những cây cầu bêtông thay cho cầu khỉ bao giờ mới được “xóa hẳn” ở vùng quê miền Tây?
Diệu Minh
Diệu Minh