Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/08/2016, 14:39 PM

Mùa Vu lan báo hiếu

Đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam trên 2000 năm, Giáo lý Phật giáo đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trải bao thế kỷ qua và trải qua bao thăng trầm của lịch sử đạo Phật vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình và luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và lợi ích dân tộc, Đạo Phật luôn đồng hành và tạo đà cho nền văn hóa Việt Nam phát triển và có một nét đặc trưng riêng biệt.

Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đó là ngày lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan mang một ý nghĩ lớn là báo ân cha mẹ, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, - báo ân Tổ quốc, báo ân chư Phật và chúng sinh vạn loài. Tư tưởng ấy luôn phù hợp với tư duy và tình cảm của người Việt Nam.

Với Đỗ Thảo khi mùa Vu Lan về còn thể hiện những tình cảm của mình về Mẹ qua những áng thơ rất tình cảm và lay động lòng người. Những tâm sự ấy đã nói lên cho biết bao tâm sự của mỗi chúng ta khi tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ. 
 
Sau đây là những tâm sự của Đỗ Thảo viết cho Mùa Vu Lan:

"Mùa Vu lan báo hiếu. Con chưa báo hiếu được gì cho Cha Mẹ. Vẫn chỉ là đứa con gái khờ khiến Cha Mẹ phải trăn trở, lo âu.

Mỗi mùa Vu lan đến, con hạnh phúc vì còn được cài bông hồng đỏ thắm trước ngực. 

Khuya. Nhớ Cha Mẹ, con yếu đuối lại muốn khóc. 

Đưa lại bài thơ cũ con viết cho những đứa con đầy tội lỗi trong mùa Vu lan năm trước, như là lời sám hối, ăn năn. 

Tự thẳm sâu, cầu mong Cha Mẹ được bình an, để bông hồng thắm đỏ luôn hiện diện trên ngực áo của con, và để ngày nào trong năm cũng là ngày lễ Vu lan...".

MẸ! 

Con xin được nói lời sám hối trước mùa Vu lan 
Dù với Mẹ con có ngàn lần lầm lỗi 
Mẹ vẫn yêu thương chở che con như thời thơ dại 
Tuổi 40 con trong mắt Mẹ vẫn khờ khạo vô cùng 
     
Cho con được về ve vuốt mái tóc chẳng còn xuân 
Con lớn khôn tóc phủ màu thời gian, năm tháng
Cho con được nắm lấy đôi bàn tay chai sạn 
Để con thấy ấm lòng còn có Mẹ kề bên 
 
Để con được nghe lại bài hát ru không thể nào quên 
Dòng sông quê dẫu bên bồi bên lở 
Mẹ vẫn nắm tay con trên chặng đường Con đầy trắc trở 
(Con có lỗi ngàn lần với Mẹ, Mẹ ơi!)
  
Con đã khóc với đời, đã không mang về cho Mẹ niềm vui 
Con vô tâm để Mẹ rơi lệ khi cuối chiều bóng xế 
Con đâu hay khi con đau Mẹ cũng đau như thể 
Ngàn vạn mũi kim đâm nát ngực gầy
                     
Thì Mẹ ơi con xin được cuối đầu trước ánh bình minh 
Cho con được cài mãi bông hồng lên ngực mình thắm đỏ 
Cho con được nhìn thấy Mẹ trong căn nhà nho nhỏ 
Bão giông sẽ dừng bên ngoài ô cửa sổ 
Con còn Mẹ - Bình yên!

Nguyễn Văn Tuấn
Tế độ, Tế Nông, Nông Cống, Thanh Hóa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm