Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/09/2019, 08:49 AM

Năm bước thực hành của người xuất gia (II)

Đức Phật đã dạy năm bước tu tập theo một thứ tự rõ ràng để giúp người xuất gia dễ thực hành và đạt kết quả cao nhất. Vì đó là đường lối tu hành đến chỗ giác ngộ, chúng ta cần phải học thuộc nhuần nhuyễn để có thể ứng dụng vào trong mọi sinh hoạt hằng ngày.

 >>Kiến thức

Bước thứ ba: Giữ gìn sáu căn

Bài liên quan

Hãy thủ hộ các căn thường niệm tưởng sự khép kín niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ tâm được thành tựu hằng khởi chánh tri.

Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, chúng ta cần phải có sự giữ gìn sáu căn, bảo vệ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý trong từng phút từng giây giống như mình giữ tròng con mắt không để cho bụi bay vào.

Lúc còn thanh thiếu niên có sức mạnh cường tráng, tâm lực khí huyết dồi dào mà buông lung giãi đãi thì đến lúc lớn tuổi, sức khỏe suy nhược thì chỉ còn bó tay với Sát quỷ vô thường hoặc những chướng duyên nghịch cảnh ập đến thì lấy gì chống đỡ?

Trong những giờ tu học, nghe pháp hoặc dụng công tu hành mà không có được tỉnh táo, không thể giữ gìn, quản lý sáu căn cũng không có đạo lực, định lực, tới lúc phong ba bão táp, tám gió cùng thổi thì đem cái gì để đối phó?

Đừng nên nghĩ rằng nắm giữ sắc ở ngoài đời mới có tội, còn bám chặt sắc trong đạo thì không sao. Sắc nào cũng có thể làm mê mờ tâm trí như nhau, nếu chúng ta không thường tỉnh giác giữ gìn nhãn căn.

Đừng nên nghĩ rằng nắm giữ sắc ở ngoài đời mới có tội, còn bám chặt sắc trong đạo thì không sao. Sắc nào cũng có thể làm mê mờ tâm trí như nhau, nếu chúng ta không thường tỉnh giác giữ gìn nhãn căn.

Chỗ giữ gìn sáu căn này tuy nói dễ, nhưng thật sâu sắc và vi tế rất khó thực hiện toàn diện. Luôn luôn phải cẩn thận đề phòng sáu cánh cửa không cho ngoại trần chạy vào và ý thức phóng chạy ra ngoài. Lúc phát ra hành động sai quấy, sân si thô lỗ hay nói lời phù phiếm vô nghĩa đều là đã thất bại. Trong sáu căn, mắt và tai là hai chỗ nhạy bén và tinh anh nhất, nếu không có sự cảnh giác cao độ thì không thể chế ngự được chúng.

Mắt vừa thấy hình sắc đẹp đẽ của người, cảnh vật hay đồ vật thì liền dừng lại nơi ấy. Thậm chí có khi những thứ ấy đi qua mất rồi mà nó cũng còn nhìn theo.

Khi mắt thấy sắc, không có nắm giữ tướng của sắc, không có đắm nhiễm vị của sắc. Vì sự phẫn nộ và tranh cãi mà thủ hộ các căn. Ở trong tâm không có sinh tham lam, ưu sầu, ác pháp bất thiện. Vì hướng đến kia mà thủ hộ căn con mắt cho đến tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Biết pháp, không có nắm giữ tướng của pháp, không đắm nhiễm vị của pháp.

Bài liên quan

Đức Phật dạy rất rõ khi mắt nhìn thấy hình sắc thì không nắm giữ tướng chung và tướng riêng của sắc và các căn khác cũng đều thực hành giống như vậy. Tướng chung là nhìn tổng quát một sự vật hay con người; Tướng riêng là đánh giá, diễn giải tỉ mỉ từng chi tiết, nguồn gốc xuất xứ. Nếu phân tích tỉ mỉ để thấy rõ bản chất của sự vật là vô thường biến đổi thì đưa tới chỗ trí huệ. Trái lại phân tích để khơi dậy tâm tham dục thì liền dính mắc nắm giữ tướng chung và tướng riêng.

Không chỉ riêng những hình sắc ở ngoài đời mà những sắc tướng trong đạo như kiến trúc chùa tháp, tranh tượng Phật giáo hay kinh điển cũng phải cẩn thận không để cho vướng mắc. Hễ còn có tâm yêu thích, muốn nắm giữ tướng của sắc, dù đó là hình sắc ngoài đời hay trong đạo thì đều là đau khổ. Người xưa nói:“Cát bụi lọt vào con mắt làm xốn xang, nhưng mạt vàng rơi vào mắt cũng rất khó chịu”.

Đừng nên nghĩ rằng nắm giữ sắc ở ngoài đời mới có tội, còn bám chặt sắc trong đạo thì không sao. Sắc nào cũng có thể làm mê mờ tâm trí như nhau, nếu chúng ta không thường tỉnh giác giữ gìn nhãn căn. Xét về mặt tương đối thì có tốt có xấu, nhưng nếu xét về mặt tuyệt đối giải thoát cứu cánh thì dính mắc vào bất cứ cái nào cũng đều đau khổ.

Lịch sử ngàn năm của thế giới đã biết bao nhiêu vua chúa, anh hùng, phàm phu thậm chí những bậc thần tiên, những bậc tu hành cũng vướng vào hương vị của sắc. Người xưa từng nói:“Từ xưa anh hùng khó qua ải mỹ nhân”.

Lịch sử ngàn năm của thế giới đã biết bao nhiêu vua chúa, anh hùng, phàm phu thậm chí những bậc thần tiên, những bậc tu hành cũng vướng vào hương vị của sắc. Người xưa từng nói:“Từ xưa anh hùng khó qua ải mỹ nhân”.

Chỉ cần tu đúng mức với sáu căn này thì suốt ngày sẽ luôn ở trong thiền định. Giáo pháp của Phật có giá trị siêu xuất thế gian, chỉ cần ứng dụng sẽ thấy ngay giá trị tuyệt vời của nó.

Nguyên nhân của việc học rất nhiều kinh điển mà vẫn khổ là vì học nhưng không hiểu, đã hiểu thì không hành, thực hành không tới nơi hoặc không đúng pháp hoặc hành không được. Tuy thấy có học Phật pháp mà thật chẳng nếm được hương vị giải thoát bao nhiêu.

Chính nơi sáu căn của mình, đặc biệt nhất hai căn mắt và tai là nơi phát sinh ra vô biên công đức đưa tới giác ngộ giải thoát mà cũng chính từ nơi đó sẽ đưa mình vào địa ngục A -tỳ trong vô lượng vô biên kiếp. Khéo biết sử dụng, thì nó trở thành công cụ chứa đựng chánh pháp để hoằng dương Phật đạo, thực hành Bồ-tát hạnh rộng lớn lợi ích cho muôn loài. Còn không biết sử dụng thì gây ra vô số nghiệp chướng tội lỗi và có khi tàn hại chúng sinh. Cho nên rất cần chú ý gìn giữ hai căn này.

Đức Phật đã nói rất kỹ về điều này ở trong kinh A-hàm. Bên cạnh việc nắm giữ tướng của sắc, cũng không nên đắm nhiễm vị của sắc. Tất cả chúng sinh đều vì cái vị của sắc mà quay cuồng trong sinh tử, hương vị của nó làm chết người.

Bài liên quan

Có nhiều Phật tử than thở vì chán nản cuộc sống vợ chồng, muốn bỏ đi tu. Tuy muốn như vậy nhưng không thể cắt đứt được sợi dây ái luyến ràng buộc. Đó chính là bị dính vào vị của sắc, do nếm được vị của nó cho nên dù biết khổ sở nhưng vẫn phải ở trong đó, không thể thoát ra. Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói rằng:“Dù vào trong hang hùm miệng cọp cũng không từ nan”.

Ở nhà thờ cốt của chùa Bửu Liên có hai hủ cốt để kề cận với nhau của một người thanh niên và một cô thiếu nữ khoảng hai mươi tuổi. Gia đình của họ rất giàu có và học thức cao. Vì quá yêu nhau mà không được gia đình chấp thuận, nên cuối cùng họ đã buộc dây với nhau nhảy xuống cầu tự tử. Đó là kết quả bi thảm của việc đắm nhiễm hương vị của sắc.

Lịch sử ngàn năm của thế giới đã biết bao nhiêu vua chúa, anh hùng, phàm phu thậm chí những bậc thần tiên, những bậc tu hành cũng vướng vào hương vị của sắc. Người xưa từng nói:“Từ xưa anh hùng khó qua ải mỹ nhân”.

Vào thời Đức Phật, có một vị sư cô suốt hai mươi lăm năm đau khổ về ái dục, nhưng tới năm cuối cùng cô cũng đã sạch hết phiền não và chứng quả A-la-hán, hát khúc ca khải hoàn.

Đức Phật còn nói thêm về tai họa của sắc. Tai họa của sắc là gì? Đức Phật nói rất rõ mắt sẽ mờ, răng sẽ rụng, da sẽ nhăn nheo hoặc trổ đồi mồi, bước đi lụm cụm, ăn uống hay sặc thường nghẹn, tất cả sức khỏe cường tráng, phong độ, vẻ đẹp của mình sẽ đi tới chỗ tan hoại, nhất định sẽ như vậy không có sắc nào ra khỏi quy luật này. Đức Thế Tôn đã thấy trước khi thành đạo, nên mới từ giã Da-du-đà-la để tìm ra diệu sắc của sắc thân.

Chúng ta chỉ nhìn thấy hương vị, hình dáng của sắc mà không thấy tai họa của nó nên mới đâm đầu lao vào để chịu khổ. Hiện tại, có rất nhiều người đã lập gia đình muốn xin ly dị vì không thể chịu đựng sự hành hạ dằn vặt do người chung sống gây ra. Nếu hương vị của ái dục thật sự ngọt ngào thì sẽ không có việc ly dị.

Trong tâm không có sinh ra tham lam, ưu sầu và ác pháp, bất thiện. Tham lam, ưu sầu là hai thứ phiền não căn bản của chúng sinh, nếu không biết tu mình sẽ tham muốn mãi, không bao giờ chấp nhận với những cái đang có và luôn luôn sống trong sự bất mãn không vừa lòng.

Trong tâm không có sinh ra tham lam, ưu sầu và ác pháp, bất thiện. Tham lam, ưu sầu là hai thứ phiền não căn bản của chúng sinh, nếu không biết tu mình sẽ tham muốn mãi, không bao giờ chấp nhận với những cái đang có và luôn luôn sống trong sự bất mãn không vừa lòng.

Chỉ mới nếm hương vị của sắc mà còn không chịu nổi, huống nữa khi tai họa của sắc ập đến thì sẽ còn đau khổ gấp ngàn lần hơn nữa. Đừng nói đến lúc già, chỉ cần một hoặc hai bữa mất ngủ thì khuôn mặt sẽ không có thần sắc hoặc bị bệnh ăn uống không được chừng đôi ba ngày thân thể cũng thay đổi nhìn không ra. Không phải đợi đến già mà bất cứ lúc nào sắc thân này cũng luôn biến đổi, sát-na sinh diệt vô thường. Thỉnh thoảng chúng ta vào bệnh viện để thăm người bệnh thì thấy rõ tai họa của sắc không chỉ ở nơi người già mà bất cứ độ tuổi nào cũng có. Nhìn thấy được sự thật đó thì phải lập chí vượt ra khỏi sắc (xuất ly sắc). Đó chính là Đạo đế!

Bài liên quan

Vì không biết giữ gìn sáu căn cho nên có tức giận, phẫn nộ và tranh cãi. Những người sống buông lung muốn nói, muốn làm tùy tiện thì thường nóng giận, còn người biết bảo vệ, giữ gìn và canh chừng sáu căn thì rất ít phẫn nộ và tranh cãi. Nhiều khi ở chung một chùa, huynh đệ ra vào không thèm nhìn mặt hoặc không vừa lòng... tất cả việc ấy đều vì không biết thu nhiếp sáu căn mà có tai họa. Suốt ngày giận hết người này tới người kia thì không còn thời gian để tu, cho nên phải giữ gìn sáu căn mới có được an lạc.

Trong tâm không có sinh ra tham lam, ưu sầu và ác pháp, bất thiện. Tham lam, ưu sầu là hai thứ phiền não căn bản của chúng sinh, nếu không biết tu mình sẽ tham muốn mãi, không bao giờ chấp nhận với những cái đang có và luôn luôn sống trong sự bất mãn không vừa lòng.

Cái tâm của mình nếu không tham muốn thì lại buồn rầu, hoặc lo sợ, luôn luôn quay cuồng, chẳng thể ở yên. Người đời đã như thế, nhưng người tu cũng không tránh khỏi việc ngồi một mình nghĩ ngợi và tủi thân rơi nước mắt hoặc lo lắng việc này việc khác. Tất cả những thứ ấy đều là phiền não làm tổn hại sự tu hành, cho nên phải dùng pháp để dừng trụ và đoạn trừ không để buông lung.

Bước thứ tư: Chánh niệm tỉnh giác

Hãy biết rõ sự ra vào khéo quán sát phân biệt co duỗi, cúi ngước nghi dung chững chạc khéo đắp y và mang bát. Đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ nghỉ, nói năng, trong sự im lặng thảy đều biết rõ.

Viết bằng chữ Nho thì chữ niệm gồm chữ Kim ở phía trên có nghĩa là hiện tại, phía dưới là chữ Tâm kết hợp lại tạo thành nghĩa là tâm an trú ngay trong hiện tại. Chánh là chân chánh, ngay thẳng. Như vậy chánh niệm là tâm của mình an trú trong hiện tại, làm việc nào thì biết rõ ràng việc ấy, nhận thức được mọi việc đang xảy ra, gọi là “thân đâu tâm đó».

“Tỉnh” là rõ ràng và “Giác” là không mê. Tỉnh giác hay tỉnh thức là nhận thức rõ ràng từng cử chỉ và hành động không lầm lạc. Hai từ đơn giản này là cốt lõi của sự hành trì. Vì tất cả sự tu tập đều gói gọn trong đó, cho nên đạo Phật còn gọi là “Đạo tỉnh thức”.

Những điều này nghe rất đơn giản, nhưng bắt tay vào thực hành thì không phải là chuyện giản đơn. Nếu mọi lúc đều có chánh niệm thì không có việc đi học trễ hoặc ít khi rớt đũa hay lọt muỗng trong khi ăn. Hoặc khi đi không bị vấp té hay khi chạy xe thì hiếm khi xảy ra tai nạn giao thông. Thời nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều, trong đó từ 80 % đến 90 % là do lỗi không có chánh niệm.

Những điều này nghe rất đơn giản, nhưng bắt tay vào thực hành thì không phải là chuyện giản đơn. Nếu mọi lúc đều có chánh niệm thì không có việc đi học trễ hoặc ít khi rớt đũa hay lọt muỗng trong khi ăn. Hoặc khi đi không bị vấp té hay khi chạy xe thì hiếm khi xảy ra tai nạn giao thông. Thời nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều, trong đó từ 80 % đến 90 % là do lỗi không có chánh niệm.

Trọng tâm của việc tu hành là thức tỉnh ngay trong giờ phút hiện tại, mỗi cử chỉ, hành động, việc làm đều trong sự kiểm soát và nhận thức rõ ràng, nên gọi là Chánh niệm tỉnh giác.

Bài liên quan

Đức Phật dạy phải thường biết rõ sự ra vào, khéo quán sát phân biệt co duỗi. Khi cúi xuống thì biết là đang cúi xuống; lúc ngẩng lên thì biết là đang ngẩng lên. Co lại thì biết là đang co lại; duỗi thẳng chân ra thì biết là đang duỗi thẳng chân ra. Hoặc khéo đắp y (mặc áo) và bưng bát cơm cúng dường cũng biết rõ ràng không thiếu sót. Tất cả mọi tư thế đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ nghỉ, nói năng và im lặng, nhất cử nhất động đều ở trong sự nhận biết rành rõ, quán xét phân biệt không nhầm lẫn.

Những điều này nghe rất đơn giản, nhưng bắt tay vào thực hành thì không phải là chuyện giản đơn. Nếu mọi lúc đều có chánh niệm thì không có việc đi học trễ hoặc ít khi rớt đũa hay lọt muỗng trong khi ăn. Hoặc khi đi không bị vấp té hay khi chạy xe thì hiếm khi xảy ra tai nạn giao thông. Thời nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều, trong đó từ 80 % đến 90 % là do lỗi không có chánh niệm. Đức Thế Tôn là người có trí tuệ thậm thâm vô thượng được thể hiện trong các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm và mọi sinh hoạt hằng ngày.

Tất cả các bộ kinh lớn được mở màn bằng những hình ảnh rất hoành tráng như xẹt hào quang hay hoa trời rơi như kinh Viên Giác thì nhập thần thông Đại Quang Minh Tạng... nhưng chỉ riêng bộ kinh Kim Cang trình bày trí tuệ Đại Bát-nhã siêu việt của Đức Phật được mở đầu bằng hình ảnh giản dị và gần gũi với đời thường.

Đoạn mở đầu của bộ kinh Kim Cang đã nói lên tất cả trí tuệ thậm thâm của Bát-nhã được thể hiện trong cuộc sống bình thường, đó là sự kỳ diệu độc đáo của Phật giáo như sau:“Sắp tới giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y, mang bát đi vào thành theo thứ tự khất thực từng nhà. Khất thực xong, trở về rửa chân, trải tọa  cụ và ngồi xuống dùng cơm. Dùng cơm xong, rửa bát, rồi ngồi yên thiền định”. Như vậy, trí tuệ Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật nằm ngay trong những sinh hoạt thường ngày của đức Phật là chỗ thâm sâu vô tận, mà không mấy người nhận ra. Pháp sư Tăng Triệu nói rằng:“Những điều mà kẻ phàm phu xem thường thì hàng Thánh nhân lại lưu tâm”.

Trong các pháp Bất cộng của đức Phật, pháp không chung này chỉ đặc biệt riêng Ngài mới có là:

Nhất thiết thân nghiệp, tùy trí huệ hành. Nhất thiết khẩu nghiệp, tùy trí huệ hành. Nhất thiết ý nghiệp, tùy trí huệ hành.

Tất cả hành động, cử chỉ, lời nói và ý niệm của đức Phật đều được trí huệ quán xét từ sự chánh niệm tỉnh giác lưu xuất dẫn dắt. Đây là pháp đặc biệt chỉ riêng Phật có.

Tất cả hành động, cử chỉ, lời nói và ý niệm của đức Phật đều được trí huệ quán xét từ sự chánh niệm tỉnh giác lưu xuất dẫn dắt. Đây là pháp đặc biệt chỉ riêng Phật có.

Tất cả hành động, cử chỉ, lời nói và ý niệm của đức Phật đều được trí huệ quán xét từ sự chánh niệm tỉnh giác lưu xuất dẫn dắt. Đây là pháp đặc biệt chỉ riêng Phật có. Thật ra, mọi người đều có thể chánh niệm tỉnh giác nhưng không được trọn vẹn và thường xuyên như Ngài, cho nên gọi là Pháp đặc biệt.

Nếu có thể thiết lập chánh niệm tỉnh giác trong mọi việc làm, thân đâu tâm đó thì sự tiến bộ trong học hỏi tu tập không thể ngờ. Khi quét nhà, nếu đặt hết tâm vào trong từng nhát chổi thì quét tới đâu sạch tới đó. Hoặc khi học bài, đọc kinh, mà dồn hết tâm trí vào mỗi câu mỗi chữ thì sẽ lãnh hội trọn vẹn nghĩa lý sâu sắc, thâm nhập hết vô lượng pháp nghĩa. Giống như rót nước từ ly này qua ly kia mà không có rơi ra ngoài dù là một giọt nhỏ. Sự tụng kinh hoặc niệm Phật cũng giống vậy.

Bài liên quan

Do đặt hết tâm trí vào làm việc và trong lúc làm chỉ biết việc ấy, không lo nghĩ việc khác thì hiệu quả đạt được vượt hơn người bình thường gấp cả trăm lần. Pháp sư Huyền Trang làm việc gấp hàng chục lần người bình thường hoặc ngài Cưu-ma-la-thập hay ngài Giám Chân trong vòng mười năm mà chấn hưng được Phật giáo Trung Hoa và Nhật Bản, để lại một công trình vĩ đại cho Phật giáo thế giới.Tất cả đều là do có chánh niệm tỉnh giác cùng tột, nên đạt tới vạn sự vô ngại của pháp giới Hoa Nghiêm.

Trong khi đó, chúng ta làm việc không đạt hiệu quả hoặc xảy ra lỗi lầm sơ sót, thậm chí thất bại hoặc xảy ra tai nạn đều là không có chánh niệm tỉnh giác, thân ở đây mà tâm ở kia, làm chuyện này mà lo nghĩ chuyện khác.

Ngày xưa, rất nhiều người tu có thể chứng đắc ngay tại chỗ ngồi nghe pháp là vì hội tụ đầy đủ ba nghiệp thanh tịnh thù thắng. Người giảng pháp thanh tịnh là Phật, chánh pháp thanh tịnh và tâm chánh niệm tỉnh giác thuần nhất của chư vị Tỳ-kheo, cho nên trong khi lắng nghe là liền được vào dòng Thánh và thấy pháp.

Ngược lại, thời bây giờ, trong khi ở trên Thầy giảng dạy thì phía dưới học trò lo nghĩ ngợi chuyện khác hoặc nói chuyện tạp thậm chí ngủ gục. Do không có chánh niệm tỉnh giác, nên dù tu học đã lâu năm, nhưng không thấy được cốt tủy của Phật pháp và chẳng thể ứng dụng tu hành đạt đạo. Như vậy giá trị và hiệu quả của chánh niệm tỉnh giác nằm ở chỗ làm việc không bị sai sót, tránh được những hành động và suy nghĩ tổn hại và giúp hoàn thành công việc đạt tới mức cực tốt và hơn thế nữa là làm cho nội tâm hoàn toàn trong sạch. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết:“Đem tâm luân hồi, phan duyên để nghe pháp, nên pháp ấy cũng là phan duyên”. Tâm phan duyên là thầy nói mà mình phân biệt so sánh hoặc nghi ngờ, suy tưởng thì cái pháp đó trở thành pháp phan duyên. Hơn nữa, kinh Viên Giác cũng dạy:“Dùng cái tâm quay cuồng sinh ra hiểu biết lộn lạo mà muốn vào biển vắng lặng mênh mông vô tận của Như Lai là điều không bao giờ có”, (Dĩ luân hồi tâm, sinh luân hồi kiến. Ư nhập Như Lai đại tịch diệt hải chung bất năng chí). Cho nên, sự chánh niệm tỉnh giác là trái tim của tất cả pháp hành. Người có chánh niệm tỉnh giác mức độ cao sẽ phát huy được tất cả diệu dụng, từ sáu căn phát ra sáu đạo thần thông. Từ con mắt có thể nhìn thẩm thấu nội tâm của người khác, còn tai thì có thể nghe chuẩn xác từ rất xa. Các căn khác cũng đều có sự diệu dụng không thể nghĩ bàn.

Thần thông được phát huy là từ định tâm. Tâm an định là có chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm tỉnh giác được thiết lập từ sự thu nhiếp sáu căn. Sáu căn được thu nhiếp từ sự soi xét thân tâm. Muốn soi xét thân tâm thì ba nghiệp phải thanh tịnh. Ba nghiệp được thanh tịnh là do gìn giữ oai nghi, giới hạnh. Đó là trình tự thăng tiến của Phật pháp.

Không thể chỉ vừa mới niệm được hai, ba trăm câu danh hiệu Phật là có thể thành tựu cứu cánh, mà phải theo trình tự tu hành. Tất cả đều tuân theo đạo lý nhân quả và đạo lý Duyên khởi, “cái này có nên cái kia mới có”. Nấc thang thứ nhất chưa có thì chẳng bước lên nấc thang thứ hai, thứ ba... để đi đến nấc thang cuối cùng. Người mới tu học dù có được an lạc chút ít cũng không nên tự mãn hoặc nôn nóng, làm hỏng con đường tu học của mình.

Chúng ta đang tu ở chùa thì nơi xa vắng đó chính là chánh điện, từ sáng đến tối đều lên đó công phu. Trong hoàn cảnh hiện tại chưa được đầy đủ thuận duyên thì bước đầu tiên chúng ta cần phải tập tâm xa vắng.

Chúng ta đang tu ở chùa thì nơi xa vắng đó chính là chánh điện, từ sáng đến tối đều lên đó công phu. Trong hoàn cảnh hiện tại chưa được đầy đủ thuận duyên thì bước đầu tiên chúng ta cần phải tập tâm xa vắng.

Bồ-tát Tịch Thiên đã đề cập rất nhiều tính chất quan trọng của chánh niệm tỉnh giác trong quyển sách “Nhập Bồ-tát Hạnh». Khi nói năng, im lặng phải đều biết rõ, nếu không có chú ý, kiểm soát thì dù nói sai làm trật mình cũng không hề biết. Khi ngồi nói chuyện hay ngồi một mình mà chéo chân đu đưa lắc nhịp đó là sự thô thiển. Vi tế hơn là lúc tĩnh tọa, thân ngồi nghiêm trang, nhưng bên trong tâm thì chạy nhảy lung tung. Chánh niệm tỉnh giác cần phải kèm thêm hiện tại lạc trú mới thật sự đúng nghĩa. Tâm an trụ ngay trong giờ phút hiện tại thì liền có an lạc.

Bước thứ năm: Sống nơi xa vắng, dẹp trừ chướng ngại, dứt hết phiền não, thành tựu rốt ráo

“Này các vị xuất gia hãy đến đây hãy sống cô độc nơi xa vắng trong rừng, bên núi, dưới gốc cây, những chỗ trống vắng yên tịnh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây hoặc vào bãi tha ma, sau khi đã đến nơi yên vắng trải Ni-sư-đàn, ngồi kiết già, chánh thân chánh nguyện nhiếp niệm nội tâm”.

Đây là bước sau cùng đức Phật khuyên mình hãy sống nơi xa vắng, dẹp trừ chướng ngại, dứt hết phiền não mới thành tựu chỗ rốt ráo. Sống đơn độc ở nơi xa vắng trong rừng, bên núi, dưới gốc cây, những chỗ trống vắng yên tịnh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây hoặc đến trong rừng hoặc vào bãi tha ma, sau khi đã đến nơi yên vắng trải Ni-sư-đàn, ngồi kiết già chánh thân, chánh nguyện nhiếp niệm nội tâm.

Bài liên quan

Chúng ta đang tu ở chùa thì nơi xa vắng đó chính là chánh điện, từ sáng đến tối đều lên đó công phu. Trong hoàn cảnh hiện tại chưa được đầy đủ thuận duyên thì bước đầu tiên chúng ta cần phải tập tâm xa vắng. Sau này, đủ duyên chúng ta sẽ tìm những nơi xa vắng mà nỗ lực, dồn sức thực hành.

Trên thực tế, môi trường ở trong các chùa, tòng lâm, tự viện đã là nơi yên tĩnh thanh tịnh, việc quan trọng còn lại là chúng ta có chịu tu hay không? Đa phần chúng ta không bao giờ chịu hài lòng với những cái hiện có, mà luôn phóng tâm đi tìm những việc xa vời, không sống được với thực tế.

Không nhất thiết là ngay bây giờ phải bỏ trường lớp, bỏ chùa, bỏ thầy bạn để đi vào rừng sống một mình. Ở lứa tuổi còn trẻ điều cần thiết quan trọng là phải học để nắm vững giáo pháp. Thực tập chánh niệm tỉnh giác ngay trong giờ học, tâm chỉ tập trung vào việc học và xa lìa mọi thứ khác.

“Đoạn trừ tham lam, tâm không não hại, thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác không muốn được về mình. Người đó đối với tham lam hãy tịnh trừ tâm ấy. Cũng làm như vậy đối với nóng giận, thùy miên, trạo hối, nghi hoặc”.

Tham lam, sân giận, thùy miên, trạo hối và nghi ngờ là năm Triền cái che mờ tâm tánh. Triền là ràng buộc, cái là che đậy. Nếu phá được năm thứ ràng buộc che đậy này thì sẽ thành tựu Đạo quả.

“Thùy miên” là ngủ nghỉ. Chữ ngủ này có ý nghĩa sâu xa, mà phần thô bên ngoài là ngủ nhiều. Vi tế hơn là đến giờ ngủ không chịu ngủ, nhưng khi tới giờ tĩnh tọa, nghe pháp thì ngủ gục. Đây là một thứ phiền não ngăn chướng trí tuệ của mình gọi là hôn trầm làm cho tâm trí rơi vào trong chỗ lờ mờ, nửa tỉnh nửa mê.

Đối với các thiện pháp không còn do dự, đoạn trừ năm triền cái, làm tâm ô uế, tuệ kém yếu, để rồi ly dục, ly ác, bất thiện pháp cho đến chứng Tứ thiền, thành tựu an trụ. Bước tiếp theo là phải ly dục, ly ác, bất thiện pháp cho đến chứng Tứ thiền, thành tựu tâm yên định. Người tu đến được chỗ này là đã có nội lực rất khá.

Đối với các thiện pháp không còn do dự, đoạn trừ năm triền cái, làm tâm ô uế, tuệ kém yếu, để rồi ly dục, ly ác, bất thiện pháp cho đến chứng Tứ thiền, thành tựu an trụ. Bước tiếp theo là phải ly dục, ly ác, bất thiện pháp cho đến chứng Tứ thiền, thành tựu tâm yên định. Người tu đến được chỗ này là đã có nội lực rất khá.

Ở mức độ sâu hơn nữa là tuy vẫn mở mắt tỉnh táo, nhưng tâm không thấy được chánh pháp và không tự soi xét sự thật của thân tâm. Đó là ba trạng thái thùy miên của tâm từ thô cho đến tế. Người còn bị năm thứ này trói buộc, ngăn che thì không bao giờ sạch hết phiền não và không thể bước vào dòng Thánh.

Bài liên quan

“Trạo hối” có nghĩa là lao chao, lóc chóc, lăng xăng, lúc nào thấy cũng như đang bận rộn, đi nhanh nói lẹ giống như mình là nhân vật quan trọng. Dù là những lúc rảnh rỗi vẫn hối hả, gấp gáp, đó là trạng thái của trạo hối. Những người như thế, tâm thường không an định. Đôi chân không lúc nào chịu đứng yên, dù không có chuyện  nó vẫn muốn đi, còn đôi tay cứ muốn kiếm việc để làm. Tự mình bày ra để rồi tự chuốc lấy phiền não. Miệng chẳng thể nín lặng, luôn bép xép suốt ngày. Thậm chí là nói những điều không cần thiết hoặc cố gắng nói trong khi người khác không muốn nghe... Những hành vi ấy được gọi là trạo cử. Sâu hơn một bậc nữa là trạo cử trong tâm, lúc nào cũng suy nghĩ lăng xăng trong đầu. Suốt cả ngày hết suy nghĩ cái này tới cái khác, thậm chí đến tối nằm ngủ, nhưng nó cũng không chịu yên lặng, mà vẫn tiếp tục suy nghĩ. Dù không có việc gì đáng lo, nó vẫn làm mình mỏi mệt. Đây là loại trạo cử vi tế khó trị nhất. Vào thời đại bây giờ, có rất nhiều nguyên nhân gây căng thẳng đầu óc khiến không ngủ được và phải dùng tới thuốc ngủ. Nếu trong tâm có quá nhiều loại trạo cử này thì dễ dẫn đến bị bệnh thần kinh.

“Nghi ngờ” là nghe cái gì, thấy cái gì cũng nghi. Cần phải có chánh kiến mới phá được căn bệnh này.

Năm thứ này che mờ làm cho tâm mình ô uế, trí tuệ yếu kém. Cần phải dùng chánh pháp để phá tan chúng thì lúc đó trí tuệ sáng tỏ. Giống như đêm Rằm trăng vằng vặc tỏa chiếu, nhưng bị mây đen kéo tới che mất ánh sáng. Phải nhờ gió thổi tan mây đen thì mặt trăng hiển lộ tròn đầy.

Đối với các thiện pháp không còn do dự, đoạn trừ năm triền cái, làm tâm ô uế, tuệ kém yếu, để rồi ly dục, ly ác, bất thiện pháp cho đến chứng Tứ thiền, thành tựu an trụ. Bước tiếp theo là phải ly dục, ly ác, bất thiện pháp cho đến chứng Tứ thiền, thành tựu tâm yên định. Người tu đến được chỗ này là đã có nội lực rất khá. Trong kinh Phật chỉ dạy:“Này ông thầy giáo dạy toán! Khi Tỳ-kheo lìa dục, ly ác, bất thiện pháp cho đến chứng Tứ thiền thành tựu an trụ. Như Lai đã đem lại nhiều lợi ích cho Tỳ-kheo niên thiếu, nghĩa là khéo khuyên răn, dạy dỗ, khiển trách”.

Chỗ này rất quan trọng, là người xuất gia đặc biệt là những vị còn trẻ tuổi đừng sợ người khác khuyên răn, dạy dỗ, khiển trách, mà phải có tâm ưa thích, mong muốn hy vọng được như thế vì điều đó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cũng như đem lại con mắt chánh pháp cho mình.

Những bậc tiền bối, sư huynh nhắc nhở thậm chí quở phạt là đều muốn cho chúng ta tu hành tốt hơn. Tại sao chúng ta không thích bị khiển trách, nhắc nhở? Bởi vì có “cái tôi” quá lớn. Sự chấp ngã càng cao thì vô minh càng dày. Ngược lại, nếu chúng ta thích được người khác chỉ lỗi để sửa chửa thì ngay đó là đã phá một phần Ngã chấp, trí tuệ hiển lộ và làm phát sinh công đức. Trong Kinh có đoạn:“Nếu có Tỳ-kheo Thượng tôn Trưởng lão phạm hạnh kỳ cựu, Như Lai lại dạy tiến thêm để thành tựu cứu cánh diệt tận hết thảy lậu hoặc”.

Các bậc Cao Đức thời hiện đại như Hòa thượng Trúc Lâm, Hòa thượng Vạn Đức sở dĩ có thể đem lại vô số lợi ích Phật pháp cho chúng sinh là đều từ nơi tịch lặng của tịnh thất. Chính từ nơi ấy, tất cả những bộ đại Kinh luận được phiên dịch và cho ra đời. Từ chỗ ngồi lặng lẽ trong đêm sâu mà phát minh ra tuệ giác của chư Phật ba đời. Đây là điều người tu cần phải lưu tâm.

Các bậc Cao Đức thời hiện đại như Hòa thượng Trúc Lâm, Hòa thượng Vạn Đức sở dĩ có thể đem lại vô số lợi ích Phật pháp cho chúng sinh là đều từ nơi tịch lặng của tịnh thất. Chính từ nơi ấy, tất cả những bộ đại Kinh luận được phiên dịch và cho ra đời. Từ chỗ ngồi lặng lẽ trong đêm sâu mà phát minh ra tuệ giác của chư Phật ba đời. Đây là điều người tu cần phải lưu tâm.

Tỳ-kheo Thượng tôn Trưởng lão phạm hạnh kỳ cựu, không phải là ông già bảy, tám chục tuổi, mà là những vị đã thành tựu ly dục, thiền định sâu dày, nay muốn đạt tới chỗ cứu cánh thì đức Phật sẽ chỉ dạy tiến thêm để thành tựu cứu cánh diệt tận hết thảy lậu hoặc. Mà muốn thành tựu rốt ráo thì cần phải sống nơi xa vắng để dẹp trừ chướng ngại, dứt hết phiền não. Cho nên trong suốt quá trình tu tập, nhất định chúng ta phải dành thời gian sống nơi xa vắng thì mới có thể tiến bộ đến chỗ sâu thẳm.

Các bậc Cao Đức thời hiện đại như Hòa thượng Trúc Lâm, Hòa thượng Vạn Đức sở dĩ có thể đem lại vô số lợi ích Phật pháp cho chúng sinh là đều từ nơi tịch lặng của tịnh thất. Chính từ nơi ấy, tất cả những bộ đại Kinh luận được phiên dịch và cho ra đời. Từ chỗ ngồi lặng lẽ trong đêm sâu mà phát minh ra tuệ giác của chư Phật ba đời. Đây là điều người tu cần phải lưu tâm.

Như trên, đức Phật đã dạy năm bước tu tập theo một thứ tự rõ ràng để giúp người xuất gia dễ thực hành và đạt kết quả cao nhất. Vì đây là đường lối tu hành đến chỗ giác ngộ, chúng ta cần phải học thuộc nhuần nhuyễn để có thể ứng dụng vào trong mọi sinh hoạt hằng ngày.

Thích Minh Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Trưởng giả Cấp Cô Độc một lòng nhớ đến Tam bảo trong giờ phút cuối đời

Kiến thức 17:00 17/04/2024

Về cuối đời, khi trưởng giả Cấp Cô Độc biết mình sắp ra đi, ông hướng tâm về Tam bảo. Vì sức cùng lực kiệt, ông không thể đến tinh xá Kỳ Viên như mọi lần, chỉ nhờ một gia nhân tâm phúc đến viếng thăm, kính lễ và vấn an sức khỏe Đức Phật.

Phật giáo là gì?

Kiến thức 16:27 17/04/2024

Phật giáo không phải là một con đường siêu hình, cũng không phải là một con đường nghi thức. Phật giáo không phải là một chủ nghĩa hoài nghi, cũng không độc đoán.

Không kinh doanh phi pháp

Kiến thức 14:45 17/04/2024

Không phải đến tận ngày nay nhân loại mới báo động đỏ, tấn công không khoan nhượng với các loại tội phạm kinh tế, mà ngay từ thời Thế Tôn, Ngài đã lên án, tuyên chiến và khai tử đối với loại tội phạm cực kỳ nguy hiểm này.

Xem thêm