Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Này “cặn phiền não”, nên biết trau mình trong “thác Từ bi”…

Thác Từ bi dường như thấm nhuần Kinh kệ, tiếng chuông, nhịp mõ đã thẩm thấu sâu thẳm từng tim đá, từng huyết mạch dòng chảy dù nhỏ nhất. Từ đó, từng âm hưởng “từ bi” đã góp phần tác động không nhỏ tới tâm thức người thăm viếng.

Tôi lặng mình hồi lâu bên dòng thác nhân tạo có độ cao đến hơn trăm mét, tiết thu sớm trung tuần tháng Tám chưa kịp heo may, nắng vàng rực có lúc nóng ran mặt bậc đá…

Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), với người lần đầu thăm viếng như tôi, có kiến trúc rộng và khá ngợp. Gần trưa, khách về chùa vãn cảnh thưa thớt nên dường như mọi sắc thanh đều khá rõ.

Kiến trúc đá tầng được sắp đặt khéo léo nơi thác Từ bi

Dòng chảy thanh nhẹ, róc rách, tí tách phía xa xa khi chúng tôi bước tới gần cổng Tam Quan nhanh chóng thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của mấy anh em. Không khó để tôi tới nơi dòng thác: kiến trúc đá tầng không quá cầu kỳ nhưng được tạo hình khá bắt mắt. Từng khối đá được sắp đặt khéo léo, như tạo nên khung đàn để từng “nghệ sĩ nước” thi thố tài năng…

Tiếng làn nước len qua từng kẽ đá với những cung bậc khác nhau tạo nên một bản hợp xướng mang âm hưởng khó tả. Tôi lặng người. Bao phiền não như lắng lại. Những thái cực cảm xúc ngổn ngang dần được dung hòa. Thật lạ!

Thác đá suối nhạc hòa âm
Thăng trầm, phiền muộn lắng lòng cùng nghe...


Thi thoảng, từng đợt gió đại ngàn mát lộng khiến tôi thấy tinh thần sảng khoái vô cùng. Đứng nơi những bậc đá để khách tham quan thuận tiện qua lại khi thăm viếng, ngước tầm mắt gần “thấu trời xanh” mà chưa thấy ngọn thác đâu. Những hàng cây xanh mướt bao viền hai bên sườn, lên tít trên cao, mang lại cảm giác thanh bình và trong lành.

Có lúc, gió khẽ rung nhành lá nghe xào xạc, hòa âm cùng bản nhạc nơi từng thác nghe thật thích, tôi chỉ muốn ở lại thật lâu để khám phá, thưởng thức.

Mông lung trong thanh cảnh nơi cửa thiền, tôi thầm ví von: Từng thác thật kỳ diệu, như có sức mạnh vô song cuốn trôi mọi ưu phiền, trược khí đang đeo bám người lữ khách. Như kiểu, “cặn phiền não” lâu ngày bám trụ nơi thân tứ đại, nay trước từng thác nghiêm thường cũng biết trau mình dần tự trôi đi…

Lối lên phía bên phải thác Từ bi nơi chùa Ba Vàng

Được ít phút tâm không phẳng lặng, tôi tiếp bước theo lối đi bên phải, khi đó mới để ý từng thác được đặt tên: Thác Từ bi.

Thảo nào, những mệt mỏi, những mảng bám ưu phiền nơi tôi như tan biến. Thật kỳ diệu. Thác Từ bi dường như thấm nhuần Kinh kệ, tiếng chuông, nhịp mõ đã thẩm thấu sâu thẳm từng tim đá, từng huyết mạch dòng chảy dù nhỏ nhất. Từ đó, từng âm hưởng “từ bi” đã góp phần tác động không nhỏ tới tâm thức người thăm viếng.

Sóng tâm bạn sẽ như chậm lại, sâu lắng, dần thanh nhàn. Thân - khẩu - ý như được nghỉ ngơi không điều kiện. Khi, thác Từ bi ngân lên từng điệu nhạc huyền vi, ẩn chứa những thậm sâu giáo lý chỉ có thể cảm nhận từ sâu thẳm nơi chân tâm của mình.

Nơi cửa Phật từ bi luôn hiện hữu những điều kỳ diệu khó thể diễn tả bằng lời…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm