Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/09/2019, 14:22 PM

Neo phước

Vào cái thời kinh tế đất nước khó khăn, cái nghèo quen thuộc, nhìn bên trên, nhìn xuống dưới thấy ai cũng nghèo gần như mình, cái nghèo lại khiến người ta sống gần nhau hơn, có tình hơn.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng ai mà không mừng khi đất nước khá lên, người giàu thấy ở nhiều nơi, những “đại gia” xuất hiện? Long đong đi kiếm đồng tiền một cách khó khăn, tôi phục những ai đã bằng đôi tay, khối óc của mình mà kiếm được rất nhiều tiền, họ cũng là những tấm gương. Nhìn vào cái sự giàu phản chiếu từ đó mà cũng ngẫm được điều có ích cho mình.

Bài liên quan

Ông nhà giàu A được dân địa phương đánh giá là “biết chơi” bởi thường xuyên “ngắt tiền khúc (xấp)” phát cho những người chơi với ông hạp nhãn. Một khúc như vậy ít cũng bằng một tháng lương công chức hạng trung. Ông ấy lại có tủ rượu mà đơn giá mỗi chai được tính bằng chỉ vàng, có xe tiền tỉ, có nhà lầu chót vót...Ở miệt ruộng đồng mà như thế đương nhiên được gắn mác đại gia. Ông tự nhận xét: “Tôi giàu sang, biết hưởng thụ, không như “bọn kia” chỉ là lũ giàu có”.

Ông nhà giàu B thuộc nhóm “bọn kia”, nhà còn cao hơn cả nhà ông A mà tiền trong ngân hàng cũng không chắc ít hơn. Song thay vì ăn mặc thơm tho rong ruổi trên xe đắt tiền, ông sáng sáng ăn xôi ăn bắp như thuở hàn vi, ngồi uống cà phê vỉa hè với dân quê nghèo khó, về lại xách toòng teng thức ăn sáng cho vợ, cũng bắp hay xôi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có bận ghé chơi đúng lúc ông chuẩn bị hôm sau lên máy bay đi Sài Gòn có công chuyện, tôi bất ngờ thấy ông mình trần trùng trục è ạch dùng lẹm (một loại kim khâu rất to) khâu lại cái cặp cũ. Tôi hỏi: “Khâu để làm gì?”, ông tỉnh bơ: “Để mai đựng đồ đi Sài Gòn!”. Chắc vì những chi tiết đại loại thế này mà ông nhà giàu A bảo ông B là loại giàu có, không sang.

Bài liên quan

Cũng vì bận phân định chuyện “sang”, chuyện “có” mà có lần một nhóm đại gia quê tôi tranh luận nhau quyết liệt về số tiền đóng góp để giúp một người nghèo cô đơn trong làng đang lâm trọng bệnh. Cuộc cãi vã diễn ra không thua một trận giặc và kéo dài, đến khi ngã ngũ, thỏa thuận được mức đóng thì con người xấu số kia đã ra đi vì thiếu thuốc!

Dạo gần đây dân mạng xôn xao về đám cưới của lão đại gia hơn 70 tuổi với một thiếu nữ 19. Bao nhiêu là thông tin, miệng lưỡi của đời không gì đáng sợ hơn, người ta đào xới đời tư vị đại gia này không chừa một centimet nào, đụng đến cả những chuyện riêng tư không nên...

Cũng không biết nhìn nhận sao giữa một núi thông tin như thế cho đến khi tôi đọc được những dòng tin cũ về chuyện vị đại gia này từng lặn lội xuống Cà Mau để trao cho cậu bé bị chủ hành hạ dã man số tiền 100 triệu đồng. Xuất thân nghèo khó của lão đại gia khiến tôi tin vào nghĩa cử của ông hơn là đào xới chuyện trâu già cỏ non.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cũng trong sự thấm thía ấy, tôi nhớ mãi chuyện về một tỉ phú Mỹ, người mà khi đến dự một hội nghị quyên góp tiền để tài trợ các dự án nhân đạo cho châu Phi đã loay hoay rất lâu để tìm chỗ đậu xe rẻ hơn vài đô, trong khi số tiền ông sắp đóng góp là nhiều triệu đô!

Bài liên quan

Mấy bữa trước dự tiệc, người chủ tiệc làm tôi xúc động khi cứ nhắc khẽ thực khách ăn hết đi, đừng để thức ăn thừa. Còn hôm qua, chị bạn đưa chồng đến uống trà, chuẩn bị về chị nhắc chồng uống hết ly trà đã rót kẻo “tội chết”. Chị bảo ngày xưa còn con gái, từng ngắt tiền khúc để mua sắm, nhưng giờ ngộ ra “Đấy là trò đốt phước, đốt hết phước rồi sau lấy gì ăn, còn gì cho con cháu, cho kiếp sau”.

Người ta nghèo thì dễ, giàu mới khó, giàu cũng là phước trời cho phải nâng niu. Nói suông thì khó thấy, thôi cứ hình dung như ông B nọ ngồi khâu cái cặp cũ chuẩn bị cho chuyến bay vào Sài Gòn. Cái gốc rễ thương khó cần kiệm không phải đi ngay cả khi ông giàu, biết đâu lại chính là cái neo cho sự giàu ngày nay của ông không trôi nổi mà đi mất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm