Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/12/2015, 09:13 AM

Nét đẹp riêng của ngôi cổ tự Bách Lâm Thiền Tự, Hà Bắc, Trung Quốc

Bách Lâm Thiền Tự (柏林禅寺) tọa lạc tại Tp.Thạch Gia trang, huyện Triệu Huyền, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, gắn liền với phương danh của Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm. Tổ đình của Thiền tông Phật giáo Trung Quốc. Trong khôn viên ngôi cổ tự này có Bảo tháp thờ ngọc Xá lợi của Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm, được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.  

Ngôi già lam Bách Lâm Thiền Tự được kiến tạo vào cuối thời Hán Hiến Đế, niên hiệu Kiến An (196-220), ngôi già lam cổ tự này có danh xưng Quan Âm viện, thời Nam Tống cải danh Vĩnh An viện, thời nhà Kim Bách Lâm Thiền viện, thời nhà Nguyên, triều đình Sắc tứ ban biển ngạch Bách Lâm Thiền Tự.

Triều đại nhà Đường về sau, các bậc cao tăng Thạc đức trụ trì chốn Tùng lâm này như các vị, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang, Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm trụ trì Hoằng pháp. Triều đại nhà Tống có Quy Vân lão nhân. Triều đại nhà Nguyên có Thiền sư Nguyệt Khê. . .
 
 
 
Đặc biệt vào đời Đường Đại Trung năm thứ 11 (857), Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm 80 tuổi, được thỉnh Trụ trì Quán Âm Viện, hoằng pháp hơn 40 năm.  Đến năm 120 tuổi, Ngài viên tịch tại đây. Người đời gọi là “Triệu Châu Cổ Phật”, Vua ban thuỵ “Chân Tế Thiền Sư”. Đời Nguyên, niên hiệu Thiên Lịch năm thứ ba (1330), xây dựng tháp xá lợi, cao 33m, gọi là tháp “Triệu Châu Cổ Phật Chân Tế Quang Tổ Quốc sư”. Theo Pháp hệ truyền thừa Lục Tổ Huệ Năng truyền đến Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm, truyền nhân thế hệ thứ Tư.

Đại cách mạng văn hóa - 文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội Trung Quốc.
 
 
 
 
 
Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình tôn giáo như cơ sở tự viện Phật giáo, Nhà thờ, tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, Bách Lâm Thiền Tự, tỉnh Hà Bắc, và nhiều cơ sở tự viện khác cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác. Thượng Hải Phật học Thư cục bị phóng hỏa đốt cháy ba ngày. Chân Thiền phải chịu khổ lụy trước Pháp nạn của chế độ Cộng sản vô thần cực đoan.

Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, cơ sở tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.
 
 
 
Những người Cộng sản vô thần cực đoan, đã gây ra vô số tội ác với dân tộc đất nước Trung Quốc và các nước lâng bang. Vào thập niên 80, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, cơ sở tự viện Phật giáo lần lượt khôi phục sinh hoạt, tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng tăng tài của Phật giáo thì lại quá giới  hạn, không đủ nhân lực kế tục sự nghiệp hoằng dương chính pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo?

Ngày 12/05/1988, Thiền sư Tịnh Huệ (Thị giả Thiền sư Hư Vân) đã thoát Pháp nạn trở về  phục hưng chốn Tổ. Công trình tái thiết trùng tu trãi thời gian 20 năm mới hoàn thành. Hiện ngôi Già lam Cổ tự đương đối hoàn chỉnh, kiến trúc quy mô, Cư sĩ Triệu Phác Sơ, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đề biển ngạch “柏林禅寺-Bách Lâm Thiền Tự”. Tùng lâm quy tụ gần 200 Tăng sĩ thường trú tu học. Bách Lâm Thiền Tự trở thành Viện Nghiên cứu Thiền học, Phật Học viện tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1993, mỗi năm đều tổ chức các trại hè cho TTN vun bồi đạo đức tâm linh, Tăng lữ ngoại quốc, văn nghệ sĩ trí thức, học giả tứ phương quy tụ học tu. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thích Vân Phong
 (Nguồn: Zhonghuafoyuan)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm