Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nếu em đi xuất gia: Đó là phúc đức lớn nhất của gia đình

Mẹ Phúc cười và bảo: "Nếu Phúc đi xuất gia được thì đây là phúc đức lớn nhất của gia đình"

Trưa nay, đang ngồi ăn cơm trưa trong quán ăn thì mẹ của Phúc gọi điện cho tôi. Chị cười:

- Ngày 18/8 này chị sẽ đưa Phúc vào một ngôi chùa ở Tp.HCM em ạ. Phúc đã vui vẻ đồng ý đi và ở lại chùa.

Tôi ngạc nhiên:

- Chị cho Phúc vào đó dự khóa tu hay có việc gì vậy chị? Đi bao lâu?

Chị hoan hỷ chia sẻ với tôi:

- Chị cho Phúc vào đó ở luôn em ạ. Phúc sẽ ở đó rồi đi học văn hóa luôn. Không sống cùng gia đình ngoài Hà Nội nữa.

Khi này, "xuất gia" là hai từ tôi nghĩ tới đầu tiên.

- Nếu Phúc xuất gia thì sao hả chị? - Tôi hỏi câu đó như có gì lạ lẫm lắm.

Chị vẫn tiếp tục cười và trả lời nhẹ nhàng với tôi:

- Nếu Phúc đi tu được thì đây là phúc lớn nhất của Phúc và gia đình, em ạ. Chị chỉ sợ Phúc không xuất gia được mà thôi.

Tôi và chị trò chuyện thêm chút nữa thì tạm dừng cuộc hội thoại...

Ngoài trời đang mưa to, ngồi trong quán ăn tôi bắt đầu nhớ về Phúc. Lần đầu tiên, tôi gặp em là ở trong khóa tu "Mùa hè hiểu thương" tại chùa Đình Quán (Hà Nội). Là một cậu bé mới có 06 tuổi nhưng em đã tỏ ra là đứa trẻ thông minh, hoạt bát, năng động. Nhưng có những lúc tôi hay nhiều anh chị trong BTC khóa tu phải "cau mặt"  vì em quá nghịch ngợm. Mặc dù vậy song trong mấy ngày em dự khóa tu ở chùa, em luôn hết mình với việc học và tu. Chính điều này khiến cho nhiều người quý mến em.
Nếu em đi xuất gia, đó là phúc đức lớn nhất của em và gia đình

Được tin em ở trong chùa, trước là để học văn hóa, sau là để hoàn thiện bản thân, rồi gia đình lại tán thành việc em đi xuất gia, thực lòng tôi vui mừng lắm. Bởi trong kinh Công đức xuất gia, đức Phật có thuyết rằng: "Nếu để thiện nam tử, thiện nữ nhân và các nô tỳ cùng với nhân dân xuất gia thì công đức của người đó vô lượng vô biên. Nếu so công đức cúng dường các vị A La Hán đầy trong bốn thiên hạ, cũng không bằng công đức của người vì đạo Niết Bàn.

Do đó, công đức một ngày, một đêm xuất gia thụ giới lớn biết nhường nào. Lại nữa, nếu xây tháp bằng bảy thứ báu, cao đến cõi Trời ba mươi ba, cũng không bằng công đức của người xuất gia.


Hay trong Đại Duyên kinh, Ngài chỉ dạy: "Bởi một ngày, một đêm xuất gia công đức cho nên mãi đến hai mươi kiếp sau không bị đọa vào trong tam ác đạo". Lại trong Tăng Kỳ Luật, Ngài có nói: "Nếu người một ngày, một đêm xuất gia tu hành phạm hạnh thì xa lìa sáu nghìn sáu trăm sáu mươi năm không phải đọa vào trong tam đồ..."

Như vậy, gia đình em ủng hộ em đi xuất gia và nếu em đi xuất gia được thì quả là công đức vô lượng. Việc này không phải gia đình hay bản thân ai cũng làm được.

Vui mừng là vậy nhưng trong tôi cũng có những băn khoăn, lo lắng nhất định cho em. Bởi tôi sống ở chùa nên phần nào tôi hiểu được những khó khăn khi sống trong môi trường của người tu sĩ. Hơn nữa, em còn ít tuổi, lại nghịch ngợm, giờ đây vào chùa em phải tập làm quen với tất cả, con người, cách thức sinh hoạt, công phu (nếu như em phải theo thời khóa công phu ở chùa...)

Nhưng thực ra đó là chuyện trong tương lai của em. Còn trước mắt, em vào chùa là để học văn hóa và theo như mẹ của em nói: "Do Phúc ở nhà nghịch quá nên gia đình muốn cho Phúc vào chùa ở để hiền hơn, nếu Phúc muốn đi tu thì gia đình vẫn luôn ủng hộ". Thực tế, việc xuất gia được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Khi nào trong em: thiện căn tăng trưởng, phúc đức cao dầy và nhân duyên lớn thì khi đó mới có thể xuất gia.

Gần 13h30, ngoài trời ngớt mưa cũng là lúc tôi trở về giây phút hiện tại, tôi ngừng suy nghĩ về Phúc, về những lo lắng trong tương lai của em... Tôi trở lại với giây phút vui mừng khi biết tin em ở chùa và gia đình tán thành em đi xuất gia...

Cầu nguyện Hồng ân Tam bảo gia hộ cho em luôn tăng trưởng định lực, tâm Bồ đề luôn được nuôi dưỡng... sống và học bình an nơi cửa thiền.

Pháp Lạc

TIN LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm