Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/04/2014, 11:48 AM

Ngài Lama Lodu Rinpoche: Hãy loại bỏ điều làm cuộc đời chúng ta bất hạnh

Kẻ thù thường gây ra phiền não, phức tạp lại chính là một ông thầy quý báu, chúng ta nên cảm ơn kẻ thù, chỉ cần một ý niệm và việc làm tử tế đối với kẻ thù phát khởi trong tâm, những ác nghiệp từ các kiếp trước cũng được giảm đi nhiều.

Hòa thượng Lama Lodu Rinpoche đến từ Tây Tạng. Chữ Rinpoche trong tôn danh của Ngài là để chỉ các bậc Thầy đã chứng ngộ và tái sinh trở lại để giúp chúng sanh hữu tình.

Ngài đã giảng Phật pháp ở Mỹ 40 năm. Ngài đã đi rất nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Nepal, Thái Lan... Vậy nên Ngài nhận thấy nhiều phật tử Việt Nam sinh sống tại Mỹ, Úc, Hàn Quốc….tinh tấn đến các trung tâm thiền tự Phật giáo để tu tập và đã hiểu sâu sắc về đạo Phật, vì vậy họ tu tập rất tốt. 
     
Điều đó thôi thúc Ngài phát Bồ đề Tâm quang lâm đến Việt Nam để hoằng pháp. Tại Việt Nam, Ngài hoan hỷ khi thấy con người Việt Nam không những thân thiện mến khách, mà còn ngưỡng mộ Phật Pháp. Đó là điều mà một vị Rinpoche luôn trân trọng, dù Ngài đi giảng ở nhiều trung tâm thiền tự Phật giáo tại Mỹ, Ngài luôn coi mọi người đang sống tại đất nước hợp chủng quốc đáng quý như nhau.  
 
Mở đầu chuyến hoằng Pháp tại Việt Nam, Ngài quang lâm tại Tịnh Thư Quán (43 Trần Hữu Tước, Đống Đa, Hà Nội) vào ngày 30/03/2014. Tại đây, Ngài cùng đại chúng chia sẻ Phật pháp. Bên cạnh Rinpoche, trợ lý Micheal là đệ tử người Mỹ của thầy, sẽ phiên dịch cùng chị Hồng – vợ của anh. 
       
Chúng sinh hữu tình trên thế giới rất đa dạng. Và mỗi người có trình độ nhận thức khác nhau về Phật Pháp, cũng như mỗi người có một tính cách làm nên nhiều hoàn cảnh khác nhau :
       
Nhiều người hay cáu giận
Nhiều người hay tham muốn
Nhiều người đôi khi chẳng hiểu biết đúng đắn
       
Đó chính là tham – sân – si, ba thứ độc hại đó tồn tại trong tâm hồn chúng ta, dù chúng ta thuộc quốc gia nào, giai cấp nào cũng đều có. Có người có ít, có người lại có nhiều hơn. Vì thương chúng sinh như vậy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện trong cõi Ta Bà để thuyết pháp cảm hóa mỗi người tự diệt tam độc trong tâm, với 84000 pháp môn đa dạng phù hợp với tâm thức mỗi người.
       
Một trong những điều độc hại làm cuộc đời chúng ta bất hạnh, đó là sự ích kỷ. Điều đó dẫn đến việc trên thế giới, khái niệm kẻ thù xuất hiện. Trong thực tế, chẳng có ai là kẻ thù hủy hoại chúng ta được. Mà chính sự ích kỷ mới có thể làm cuộc đời chúng ta rơi vào bế tắc, đau khổ. Kẻ thù xấu xa nhất của đời người là cái Tôi, sự ích kỷ tiềm ẩn trong mỗi người, bởi vậy đức Phật mới dạy “Thắng vạn quân bên ngoài không vẻ vang bằng chiến thắng chính mình”. Sự ích kỷ, cái tôi vì lẽ đó mà cần được kìm hãm, giảm thiểu. Dù bạn đã được gọi là phật tử hay chưa, nhưng tất cả những gì bạn cần làm là cố gắng tự giảm thấp cái Tôi của mình xuống.
 
Thực sự, tự chúng ta không thể tìm ra phương pháp cụ thể để tự diệt bản Ngã của mình, chỉ có Đức Phật mới có thể trao truyền những phương pháp để đối trị với cái Tôi, Tôi nay chỉ truyền đạt lại những tinh túy trong lời dạy của Ngài. Phương pháp tốt nhất để đối trị với cái Tôi ích kỷ là thường xuyên nghĩ nhớ về tình thương yêu và lòng vị tha giữa con người với nhau.
     
Nếu ai đó cố gắng hoàn thiện nhân cách đủ để phát triển lòng từ thương yêu con người và động vật, thế giới chúng ta đang sống cũng có thể trở thành Thế giới Cực lạc phương Tây của Phật A Di Đà. Còn cái Tôi ích kỷ lại đối ngược với tình thương, làm cản trở tình thương lan tỏa, nếu chúng ta không thể giữ trọn vẹn tình yêu và lòng vị tha với mọi người, cuộc đời chúng ta sẽ đau khổ biết bao. Nếu không có tình thương yêu với đồng loại, những quốc gia trên thế giới xâm chiếm, đả thương lẫn nhau. 
     
Vì vậy, học cách để tha thứ và yêu thương là bước đầu cơ bản để phát triển tâm thức chúng ta trên con đường học Phật. Điều đó không khó, vì tình thương yêu tiềm ẩn trong mỗi chúng ta “ Nhân chi sơ tính bản thiện”. Tình thương yêu và lòng vị tha giúp chúng ta mở mang tầm nhìn hướng đến với Thế giới Cực Lạc, vì yêu thương và tha thứ sẽ mang lại niềm vui sự hạnh phúc cho tất cả mọi người, vậy nên nơi nào chỉ có niềm vui và hạnh phúc, nơi đó chính là Thế giới Cực Lạc.
     
Nhưng đôi khi tình thương yêu rộng lớn bị hạn chế bởi những điều thuộc về của Tôi, nên tình thương ấy đôi khi không còn trong sáng. Bởi mỗi người trong các bạn đều có vợ chồng, con cái, các bạn yêu vợ chồng, con cái của mình, nhưng bạn lại không thể yêu những người làm mình phiền não đau khổ, thậm chí đôi khi bạn không thể yêu những người bình thường khác.

Vì vậy tình thương yêu dành cho gia đình vốn đáng quý, nhưng bạn không nên để tình thương yêu bị hạn chế trong giới hạn gia đình, người thân, bạn bè. Nếu phát triển được tình thương yêu rộng lớn hơn đến với tất cả mọi người, tình thương ấy đã có thể giải cứu chúng ta thoát khỏi khổ đau từ rất lâu rồi.
   
Một cuộc sống tích cực phải hết sức khiêm nhường,cái Tôi sở hữu và ích kỷ càng lớn, cuộc đời càng nhiều bất an, vì tình thương ấy đã mang tính chất sở hữu “chồng của tôi”, “ vợ của tôi”, “anh chị em bố mẹ tôi”, “ thầy của tôi”, tình cảm ấy quá nhỏ bé và yếu ớt. Trong khi tình thương yêu được trao đi cho ai khác, hạnh phúc dấy khởi lên từ tâm hồn người cho đi trước, và lúc ấy họ được hưởng nhiều hạnh phúc nhất, dù tình thương yêu có được đáp lại hay không. Vậy càng mở rộng lòng thương yêu đồng cảm đến càng nhiều người, chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc. Đó là mặt tự lợi.
   
Vì con đường tu tập trung đạo không chỉ có tự lợi mà luôn bao gồm cả lợi tha. Vậy xét về phần lợi tha. Khi yêu ai, chúng ta cầu mong người đó hạnh phúc, nhưng không chỉ có một mình người ta yêu mà mọi người đều mong muốn có được hạnh phúc, và hạnh phúc đối với mỗi người mang một ý nghĩa sắc thái khác nhau, đâu chỉ có tình yêu đôi lứa mới mang lại hạnh phúc cho con người, vậy nên tình thương yêu đồng cảm với nhân sinh rộng lớn hơn tình yêu đôi lứa rất nhiều. Tình yêu đôi lứa chỉ sống vì những kỉ niệm mà 2 người yêu nhau đã trải qua trong quá kứ, còn tình yêu dành cho con người sống cả trong hiện tại và kéo dài đến mai sau.
   
Là phật tử học theo Phật, chúng ta yêu một người nên chỉ muốn mang lại hạnh phúc cho một mình người đó, mà không quan tâm đến bố mẹ, bạn bè, và cả đến những người ta gặp trong cuộc sống, điều đó không còn cho thấy sự tồn tại của lòng từ bi bình đẳng nữa. Sự bình đẳng sẽ giúp chúng ta nhìn nhận cuộc sống hoàn hảo hơn. Vì vậy, đức Phật dạy chúng ta không nên quá ích kỷ, nên hạn chế và giảm thiểu cái Tôi, cái của tôi từng chút một để tình thương phát khởi dần.
     
Để giảm thiểu cái Tôi, cách tốt nhất là kiềm chế sân hận khi tiếp xúc với những người đang gây ra phiền phức cho chúng ta cuộc sống. Bởi chúng ta không biết hết con người trên trái đất này, do đó chỉ một kẻ thù không thôi cũng mang đến cho chúng ta cơ hội tốt để hành tập sự nhẫn nại và khoan thứ.
   
Do đó, kẻ thù thường gây ra phiền não, phức tạp lại chính là một ông thầy quý báu, chúng ta nên cảm ơn kẻ thù, chỉ cần một ý niệm và việc làm tử tế đối với kẻ thù phát khởi trong tâm, những ác nghiệp từ các kiếp trước cũng được giảm đi nhiều.
   
Nếu không có kẻ thù xuất hiện trong cuộc sống này, chúng ta không biết cách như vậy để phát triển tình thương tốt nhất. Vì vậy, những người gây tạo nhiều phiền não phức tạp cho chúng ta, cùng với tất cả mọi người ta gặp trong cuộc sống, họ đều xứng đáng được yêu thương, họ không đáng để thọ nhận cơn tức giận, lòng thù ghét của chúng ta. Hít sâu vào – nguyện gánh chịu nỗi khổ của chúng sinh vào mình, thở ra – nguyện cho những yêu thương lan tỏa niềm hạnh phúc đến với mọi người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm