Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ngẫm chuyện ngược đời

Để ý thấy trào lưu thể hiện đam mê thú cưng, chim kiểng, cá và cây, đồ cổ... rất thịnh, khao khát sở hữu làm giàu sưu tập cá nhân bộc lộ mãnh liệt ở mọi nơi.

Tôi quan sát niềm đam mê cây cảnh của những chủ nhân đại gia: Họ nhạy cảm phát hiện từng chiếc lá úa nhỏ nhất trong một vườn cây, tỉ mẩn tỉa cắt bằng những dụng cụ chuyên dụng không khác công việc thẩm mỹ viện; "sức khỏe" cây trồng được theo dõi hơn cả nhân vật VIP, chỉ cần một gốc cây cưng có vấn đề sẽ khiến chủ nhân buồn cả ngày hay hơn. Đấy là tình yêu.

Chim là đối tượng có thứ hạng được "yêu" không kém, chăm chút từng miếng ăn, từng sợi lông, tiếng hót bị hụt hẫng chút lập tức được nhận ra tương tự chuyện chiếc lá úa của cây cưng! "Yêu" xe cổ, tiền cổ, sách cổ, tranh tượng...cũng đang "hót".

Không dám bàn sâu về tình yêu ấy, chuyện có từ rất xa xưa, một nét thể hiện sự tao nhã, tri thức và nhiều hơn. Ở phương Đông tình yêu ấy đã là một văn hóa. Thời học trò, nghe thầy cô giảng về thú thưởng trà bên cội mai của bậc tao nhân mặc khách lãng đãng theo cả đời trong ký ức. Tình yêu ấy lung linh... Nhìn vườn cây, hay chỉ một cội mai, khách đã có ý niệm nào đấy về chủ nhân.

Đấy là thời xưa, theo biến thiên, tình yêu ấy ngày nay có khác, có khi và lắm khi thuần vật chất, thỏa thú đua đòi trưởng giả và lại có khi sự vụng lộ thiên khi chủ nhân khó bề làm chủ niềm yêu ở chỗ tinh tế đòi hỏi hiểu biết và phông văn hóa sâu sắc.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Không ít khi ngẫm không thấu khi người ta "yêu" mê muội một nhành cây con con nhưng lại vô cảm với thân phận khốn khó của cháu bé cạnh nhà chỉ cần vài nghìn lẻ để cầm hơi buổi sáng? Người ta có thể nhận ra nhanh đáng bất ngờ chút lá úa trong một vườn cây rộng lại không thể nhận ra hàng xóm vừa gặp bi kịch và bạn thân ngày đi học đang hấp hối?...

Người ta có thể giật mình xa xót khi chim yêu hót khàn giọng, nhưng không nhận ra cụ già trước ngõ hẹp chìa tay xin chút tiền lẻ cầm cự qua ngày?

Một tình yêu, thú vui tao nhã, đam mê...đầy ý vị, cao thâm của kẻ sĩ phương Đông ngày cũ nay có khi biến hình thành chỗ bộc lộ nhu cầu học làm sang, đốt tiền, thể hiện chữ ngã đến hết ngưỡng. Không luật nào chế tài thú ấy, nhưng con tim?

Không phải dân chia sẻ thú đam mê ấy, tay ngang thôi, nhưng nếu bạn chịu khó ngắm chú chim chuyền cành trong công viên hay thanh âm thánh thót vào buổi mai; ngắm cội mai già dáng đẹp đâm lộc nảy nở vào cận Tết, sương đọng trên nhành; hay suy tư nhiều giờ bên chiếc xe gắn máy cũ có ngày xuất xưởng ngang hay hơn ngày sinh của bạn, một quyển sách ố vàng với bút tích kỷ niệm trăm năm, bạn sẽ chia sẻ niềm yêu tao nhã kia và hiểu tại sao cổ nhân trút lòng trong tình yêu ấy.

Nhưng, không tạo vật nào trên thế gian này bằng con người. Không nét hoa xuân nào hay tiếng hót chi ngang bằng ánh mắt trẻ thơ, bước đi chập chững và giọng bi bô; chỉ có con người mới có tâm hồn sâu rộng, đời sống tình cảm, hội tụ cả vũ trụ trong hồn. Làm sao hiểu thấu khi người ta nhạy cảm đến khó ngờ trước một chiếc lá úa lại vô cảm trước ánh mắt trẻ thơ cạnh bên? Làm sao có thể lý giải về tâm lý học khi vừa bạo hành vợ con người làm trong nhà? Làm sao có thể thư thái tưới hoa thưởng cảnh trong vườn, tỉa cành cắt ngọn? Tình yêu cây cối kia không lôgic, khó hiểu.

Nhớ có lần nghe một vị linh mục nói gọn: Sợ nhất khi con người không còn ý niệm về thiện - ác, họ không nhận ra thế nào là ác, hành vi ác thực hiện... vô tư. Chuẩn giá trị bị chệch, thang giá trị bị nhận thức sai?

Theo quan điểm căn bản không có gì cần bàn vì đương nhiên con người là sinh mệnh trọng yếu nhất trong vũ trụ, Phật giáo kêu gọi và nhấn mạnh chuyện bảo vệ sự sống muôn loài, ngay đến vi trùng hay động vật to nhỏ bất kỳ, cụ thể hóa trong giới cấm. Nhưng, trước nhất là bảo vệ sự sống con người - chuyện ấy chia sẻ cái nhìn chung phổ quát của mọi nhà nước và hệ tư tưởng trên toàn thế giới, cội cây dù đẹp và quý đến mấy cũng không  thể so sánh với con người.

...Ngẫm ra, tình yêu và cách thể hiện tình yêu, ngày nay, không hề dễ hiểu. 

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Phật giáo thường thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Phật giáo thường thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Bài học khi sinh ra làm người nữ

Phật giáo thường thức 08:32 25/04/2024

Thưa Thầy, hiện giờ, con vẫn trăn trở về khái niệm "sứ mệnh" cuộc đời mà chồng con luôn nói đến - đó là việc phải sinh ra con cái, nuôi dạy chúng khôn lớn để đền đáp cuộc đời. Đó là lý do chính anh ấy ra đi.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Phật giáo thường thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Xem thêm