Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/12/2017, 14:39 PM

Ngẫm ngày Noel và khẩu hiệu “Merry Christmas”…

Nếu có dịp đến một số khách sạn 5 sao ở Hà Nội là những nơi đón khách nước ngoài và đa phần là khách phương Tây thì tuyệt nhiên không thấy có dòng chữ nào “Merry Christmas” mà chỉ có trang hoàng cây thông, đèn chiếu sáng và các câu "Season's Greetings"; "Happy Holidays" thay cho "Merry Christmas".

Đạo Phật có ngày Phật Đản, vào ngày này các tôn giáo bạn như Thiên Chúa giáo, Tin Lành… gửi những lời chúc tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cũng vậy, bên đạo Thiên Chúa có ngày Chúa Giáng sinh, GHPGVN và các tôn giáo khác cũng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới đồng bào Thiên Chúa giáo. Đó là thể hiện sự chia sẻ niềm vui với tôn giáo bạn và không quên tự hào đức Phật Thích Ca là giáo chủ tôn giáo duy nhất mà Liên Hợp Quốc tổ chức ngày lễ kỷ niệm trên phạm vi toàn cầu.

Để hiểu rõ hơn về đạo Thiên Chúa, lễ Thiên Chúa giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) vào ngày 25/12, đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất của những người Kitô hữu, tương truyền là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem thuộc Irael ngày nay, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế Quốc La Mã khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2 sau CN. Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25/12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24/12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregorius.

Các nước phương Tây, với chính sách tôn trọng tự do tôn giáo, ngày lễ Noel sát với dịp đón năm mới (theo Tây lịch) và kỳ nghỉ đông thường kéo dài từ một đến ba tuần. Theo truyền thống của họ, tuần lễ Giáng sinh trước hết là một dịp đoàn tụ gia đình, để mỗi người nói lên tình yêu và tỏ sự quan tâm tới những người thân trong gia đình, họ hàng và với bạn bè, hàng xóm, khi những người con đi làm xa về thăm lại gia đình.

Còn các doanh nghiệp thương mại, nắm bắt nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong dịp Noel và mừng năm mới Dương lịch, các doanh nghiệp đã không bỏ qua cơ hội kích cầu thị trường bằng nhiều hình thức khuyến mại, giảm giá…
 
Những người theo đạo Thiên Chúa ở phương Tây thường chúc nhau câu “Merry Christmas”. Chữ Christ là tước hiệu của Chúa Giêsu, còn chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là "(ngày) lễ của Đức Kitô". Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là Χριστός (Khristós, phiên âm Việt là "Ki-tô" hoặc "Cơ-đốc", có nghĩa là Đấng được xức dầu), mở đầu bằng chữ cái "Χ" (Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.

Còn khi ra ngoài xã hội, ít ai chúc nhau bằng câu Merry Christmas trừ khi biết chính xác người đó theo Tin Lành hoặc theo đạo Ca tô giáo La Mã. Dịp này, người ta thường chúc nhau có kỳ nghỉ vui vẻ, hạnh phúc (happy holidays), hay dịp đón năm mới hạnh phúc (happy new year). Đó là biểu hiện sự tinh tế, sâu sắc của người phương Tây.

Ở Việt Nam, trước quá trình hội nhập và phát triển đã có sự giao thoa về văn hóa của các tôn giáo với nhau, đó là điều hết sức bình thường. Nhà nước cũng đã có Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để các tôn giáo hoạt động tự do, bình đẳng và cũng tôn trọng cả những người không theo tôn giáo.

Trong những ngày này, đi đâu, chỗ nào, tôi cũng thấy treo câu khẩu hiệu “Merry Christmas”, xuất hiện tràn lan, nào ở cửa hàng bán quần áo, bán giày dép, ở siêu thị, ở trung tâm mua sắm và ngay cả ở trường học và thậm chí ở một số cơ quan công sở, khu đô thị chung cư, mà tôi có thể đảm bảo chắc có những khu chung cư không có đến một người nào theo đạo Thiên Chúa.

Điều này thể hiện các tâm lý a dua của người Việt, làm nhưng không ý thức mình đang làm gì một cách rõ ràng. Vì câu Merry Chrismas - là một câu quen thuộc của những người theo đạo Thiên Chúa, mừng Chúa giáng sinh, mừng Chúa ra đời, một câu khẩu hiệu mang tính tôn giáo rõ nét hết sức có ý nghĩa mà chỉ xuất hiện ở những hộ gia đình theo đạo Thiên Chúa và ở nhà thờ. Không được phép xuất hiện ở công sở và các nơi công cộng.

Nếu có dịp đến một số khách sạn 5 sao ở Hà Nội là những nơi đón khách nước ngoài và đa phần là khách phương Tây thì tuyệt nhiên không thấy có dòng chữ nào “Merry Christmas” mà chỉ có trang hoàng cây thông, đèn chiếu sáng và các câu "Season's Greetings"; "Happy Holidays" thay cho "Merry Christmas". 

Ở những nơi trang trọng đó, các nhà quản lý khách sạn đã có sự phân biệt rõ ràng giữa kỳ nghỉ đón mừng năm mới và ngày lễ riêng của tôn giáo.

Sự hội nhập quốc tế là cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, nhưng dù hội nhập nhưng chúng ta ý thức được bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như người phương Tây, họ ý thức được bản sắc văn hóa của họ, luôn tinh tế trong cách ứng xử chốn đông người. Để tôn trọng cả cộng đồng những tôn giáo khác như Hồi giáo, và cả những người không theo tôn giáo.

Có như vậy việc hội nhập mới có ý nghĩa, hòa nhập chứ không “hòa tan”, ý thức được việc mình làm chứ không phải cứ a dua theo tâm lý đám đông, để rồi không biết mình đang làm gì và đang ở đâu!.

Nhân ngày lễ Chúa Giáng sinh theo quan niệm của những người theo đạo Thiên Chúa, xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến những người theo đạo Thiên Chúa, chúc một năm mới sắp đến tràn đầy an lạc và hạnh phúc đến mọi người.

An Hoàng
-
Chú thích:
- Lịch Julius được Julius Caesar giới thiệu năm 46 TCN và có hiệu lực từ năm 45 TCN (709 ab urbe condita). Nó có các năm thường 365 ngày được chia thành 12 tháng, và ngày nhuận được thêm vào tháng Hai sau mỗi 4 năm. Vì thế năm Julius trung bình dài 365,25 ngày. Lịch được duy trì sử dụng cho đến tận thế kỷ 20 ở một số quốc gia và hiện vẫn còn được một số nhà thờ Chính thống giáo sử dụng.
- Lịch Gregorius, còn gọi là Tây lịch, Công lịch, là một bộ lịch do Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra vào năm 1582. Lịch Gregorius chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận. 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm