Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ngày Chủ Nhật ý nghĩa và tràn đầy cảm xúc…

Quanh tôi có tiếng rì rầm khẽ: - Ừ nhỉ, thế mà mình chuẩn bị mua “chung cư” cúng các cụ. - Nhà tôi hơn năm nay không vàng mã gì nữa rồi. - Tết này, tôi sẽ không vàng mã gì nữa, từ giờ sẽ không đốt vàng mã…

Chủ Nhật vừa rồi (30/10/Giáp Ngọ), tôi thuận duyên tham dự khóa lễ Cầu siêu các oan gia trái chủ nơi chùa Ba Vàng, Quảng Ninh.

Ngày Chủ Nhật cuối tuần, tiết trời thật đẹp. Nắng thanh tao, gió đại ngàn mát lộng. Nhiều đạo tràng ở các tỉnh cùng về dự lễ: Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình… trong đó có đoàn phật tử 150 người, từ lớp Yoga ở Hà Nội, do thầy Mừng làm trưởng đoàn cùng về dự lễ.

Hàng trăm phật tử cùng về chùa dự lễ trong ngày cuối cùng của tháng Mười Âm lịch

Thầy Mừng là người con quê Quảng Ninh, tín tâm, yêu mến đạo Phật và thiền học. Thầy tổ chức chuyến hành hương về chùa Ba Vàng, mong  gieo duyên những thành viên ưu tú của lớp học Yoga tới chốn từ bi cửa Phật.

Được sự đồng ý của nhà chùa, đoàn chúng tôi dự lễ cùng đại chúng xong, sẽ cung thỉnh quý Thầy chia sẻ Phật pháp, thuyết giảng giáo lý nhà Phật cùng mọi người.

Khi chư tôn thiền đức quang lâm chính điện, ổn định hội chúng, nghe quý Thầy chia sẻ cùng đại chúng, tôi mới hiểu thêm ý nghĩa của buổi lễ: Nhiều phật tử ở xa, khó thuận điều kiện về chùa Ba Vàng, hay Yên Tử để tham dự Lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1/11/Giáp Ngọ). Nên, đây cũng là dịp hàng trăm người con Phật vân tập về nhà chùa, cùng tưởng niệm đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông lần thứ 706 nhập Niết bàn.



Quý Thầy niêm hương, dẫn chúng đồng niệm Phật cầu gia bị

Sau khi chư tôn thiền đức niêm hương bạch Phật, dẫn chúng đồng niệm Phật cầu gia bị, quý Thầy tuyên sớ cầu siêu rồi vào chính lễ.


Tiếng chuông tỉnh thức
Tịnh trí Thân-Tâm
Nương về cửa Phật
Xa lánh mê lầm...






Trang nghiêm từng thời khóa

Tiếng niệm Phật âm đồng thanh vang vọng. Tiếng chuông, nhịp mõ đều đặn ngân xa… Từng thời khóa dần hoàn mãn. Trước khi kết thúc khóa lễ buổi sáng, hàng trăm phật tử được nghe quý Thầy giảng về “oan gia, trái chủ”: Oan gia, trái chủ là gì? Vì sao phải cầu siêu cho họ? Tưởng nhớ tới họ như thế nào thì đúng chính pháp?...

Cùng nghe quý Thầy chia sẻ giáo lý

Chư tôn thiền đức chứng minh
Đại chúng bái lạy mong hằng chúng sinh
Từ vô tình đến hữu tình
Quy Y cửa Phật thoát đời vô minh


Nước cam lồ sái tịnh
Tỉnh thức những lầm mê
Thấy huyễn hoặc ê chề
Ta Bà là cõi tạm
Cùng buông bỏ chấp nê
Nương từ bi cửa Phật
Bến giác sớm ngày về...


Khóa lễ thành tựu viên mãn, hội chúng cùng thọ trai. Sau giờ thọ trai, đoàn chúng tôi tranh thủ nghỉ ngơi chút, chuẩn bị cho thời Pháp thoại lúc 1 giờ 30 chiều.

Cùng thọ trai khi khóa lễ buổi sáng thành tựu viên mãn

Có lẽ, đây là thời khóa ai cũng nóng lòng mong đợi. Trên đường về chùa, thầy Mừng đã chia sẻ: Chúng ta sẽ thỉnh quý Thầy chia sẻ Phật pháp, hỏi đáp. Mọi người tranh thủ hỏi nhiều vào nhé…  

Không chỉ đoàn chúng tôi, nhiều phật tử về dự lễ cũng tham dự. Trước ban thờ Đức Ông Cấp Cô Độc, ai cũng trang nghiêm, thành kính đón chờ Thầy tới. Lần đầu tiên, tôi được nghe về Ngài Cấp Cô Độc, mới biết Ngài chính là thương gia trẻ đầy tài năng, vận dụng Phật pháp rất tốt và hiệu quả trong kinh doanh qua câu chuyện “Làm giàu nhờ Phật pháp” từ quý Thầy.

Ai cũng hoan hỷ, khi qua câu chuyện ngắn, mọi người cùng hiểu thêm về thực hành hạnh bố thí, cúng dường và hạnh buông xả.

Rồi đến thời “Vấn - Đáp”, từng phật tử cung kính chắp tay tác bạch, mong Thầy thuận duyên giải đáp những vấn mắc trong lòng khi tu tập, thực hành đạo Phật.

Có người hỏi: A Di Đà Phật! Thưa Thầy, xin Thầy giảng cho con biết, lễ Phật như thế nào mới đúng ạ?

Quý Thầy ôn tồn chia sẻ cùng mọi người ngắn gọn, nhưng dễ hiểu thế nào là “Năm vóc sát đất”, rồi Thầy thực hành luôn. Khi đã hoàn chỉnh “Năm vóc sát đất”, phật tử cần chắp tay cung kính trước ngực, xá một xá, như vậy mới trọn vẹn “một Lễ”.

Lại có người hỏi: Bạch Thầy, khi cúng giỗ Bố, Mẹ ở nhà, con có nên cúng vàng mã không ạ?

Từ giờ, quý phật tử còn "thích" cúng vàng mã nữa không?

Giọng quý Thầy nhẹ nhàng, ấm áp nhưng tôi cảm nhận tràn đầy pháp lực: Thầy biết, các phật tử ai cũng yêu thương Bố, Mẹ mình nhiều lắm. Không ít người ở đây đã mất Bố, mất Mẹ, hoặc mất cả Bố và Mẹ. Thầy kể câu chuyện này: Có phật tử thưa chuyện cùng thầy, hôm rồi giỗ Bố, con có cúng Cụ một “chiếc BMW” Thầy ạ, rồi con đốt kèm rất nhiều tiền vàng nữa. Bố con chắc “hoan hỷ” lắm, vì con thấy rất vui…

Thầy trả lời quý phật tử đó: Bố con sinh năm bao nhiêu? Phật tử thưa, bố sinh năm 1930. Thầy lại hỏi: Bố con khi còn sống có biết lái xe? Phật tử thưa, dạ không, con không thấy bố lái ô tô bao giờ… Thầy chia sẻ: Bố con chưa lái xe bao giờ, vậy là “chưa có bằng lái xe” rồi. Con cúng Bố “chiếc xe” xin vậy, “dưới đó” Cụ có lái được không? Bố của phật tử “KHÔNG biết lái xe, KHÔNG có bằng lái xe”, mà “thương con” liều lên lái xe, gây nạn, há chẳng phải Cụ gây thêm tội sao? Cụ bị “Công an bắt” thì sao? “Dưới đó” nghiêm lắm, không như “Trên này”, “xin” thì có thể được tha cho… Như vậy, con vô hình tạo thêm Nghiệp cho Bố, dù vô tình cũng là “mang tội” với Bố - người tưởng chừng đã an nhàn ở nơi xa ấy…

Nhà linh bằng đồ mã trị giá 2 triệu đồng bị ngọn lửa thiêu cháy (theo congannghean.vn)

Câu chuyện ngắn, nhưng ý nghĩa quá, mọi người phần nào hiểu, vì sao không nên đốt vàng mã, đốt vàng mã không chỉ lãng phí kinh tế, không mang lại lợi lạc gì cho “người thụ nhận” mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Quanh tôi có tiếng rì rầm khẽ: - Ừ nhỉ, thế mà mình chuẩn bị mua “chung cư” cúng các cụ. - Nhà tôi hơn năm nay không vàng mã gì nữa rồi. - Tết này, tôi sẽ không vàng mã gì nữa, từ giờ sẽ không đốt vàng mã…

Chỉ có khoảng 1 giờ cho thời Pháp thoại, tôi thấy còn nhiều câu hỏi lắm, nhưng cũng đến lúc chúng tôi ra về. Có người còn quyến luyến vì dường như chưa thỏa mãn những vấn mắc. Nhưng, tinh thần chung, ai cũng vui mừng, hoan hỷ khôn cùng.

Trọn vẹn một ngày Chủ Nhật ý nghĩa và tràn đầy cảm xúc…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm