Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/05/2017, 13:58 PM

Ngày Phật Đản 2017 là ngày lễ hội cấp Quốc gia tại Indonesia

Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai phái Nam tông và Bắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak.

Từ Vesak chính là từ ngữ thuộc ngôn ngữ Sinhalese cho các biến thể tiếng Pali, "Visakha". Visakha/Vaisakha là tên của tháng thứ hai theo lịch Ấn Độ, ngày lễ vào tháng vesākha theo lịch Ấn Độ giáo, tương ứng vào khoảng tháng 4, tháng 5 Dương lịch.

Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu, thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregorian phương Tây.

Lễ hội được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha Purnima, Phật Purnima, (Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn) hay là Buddha Jayanti, Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và tiếng Hindi. Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanmar (Miến Điện) gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày Rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanmar). Năm nay, lễ kỷ niệm Phật Đản rơi vào thứ Năm ngày 11/05/2017. 

Tại Indonesia, ngày lễ quan trọng và truyền thống này được tổ chức khắp Indonesia, được gọi là ngày Waisak và là ngày nghỉ lễ quốc gia mỗi năm, chính thức kể từ năm 1983, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tư Âm lịch. Tại Thánh địa Phật giáo Borobudur, hàng nghìn vị tăng sĩ Phật giáo sẽ hội tụ với nhau để tụng các câu thần chú và câu kinh trong một nghi lễ gọi là "Pradaksina".

Lễ kỷ niệm Ngày Phật Đản được tổ chức tại Indonesia theo quyết định của WFB, theo truyền thống đã tập trung tại Thánh địa Phật giáo Borobudur. Borobudur có niên đại từ thế kỷ thứ 9, toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia, là một trong những ngôi đại già lam cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. 

Trong lễ kỷ niệm Waicak ở Indonesia diễn ra các nghi thức như: Lấy nước thiêng từ ngọn suối Jumprit ở vùng ngoại ô Temanggung và thắp đuốc với ngọn lửa vĩnh cửu của Mrapen, ở Grobogan; thực hiện nghi thức “Pindatapa” - dâng cúng phẩm vật lên chư tăng để tưởng nhớ đến việc Chư tăng đã cống hiến cả cuộc đời cho đạo pháp - dân tộc; tọa thiền vào lúc đỉnh điểm của trăng tròn. Việc xác định trăng tròn được dựa trên tính toán của thiên văn học, do đó, đỉnh điểm của trăng tròn cũng có thể xảy ra vào ban ngày.

Ngoài ra, trong ngày lễ Waisak, phật tử Indonesia còn tổ chức đi kinh hành, diễu hành và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, phúc lợi từ thiện xã hội.

Năm nay, Indonesia sẽ tổ chức Đại lễ Phật Đản (Waisak) PL.2561 - DL.2017 vào ngày 10/05/2017, sự kiện được diễn ra tại ngôi già lam cổ tự Borobudur với các đại biểu Phật giáo đến từ nhiều nước trong khu vực. Ngày Waisak, còn được gọi là Ngày Vesak, là một kỳ nghỉ quốc gia mà người dân địa phương ở Bali và Indonesia coi đó là cách để tôn vinh đức Phật và ăn mừng ngày Ngài Đản sinh.

Phật giáo đồ Indonesia vẫn tiếp tục nhận được sự đánh giá cao với sự khác biệt trong cử hành Đại lễ Phật Đản năm 2017.

Ngày 09/05/2017, Điều phối viên Hội đồng Tăng già thuộc Hội đồng Cộng đồng Phật giáo (Walubi), Tadisa Paramita Mahasthavira nói rằng: “Chúng tôi cầu nguyện cho nhân dân Indonesia luôn sống hài hòa, khoan dung, cảm thông trong khối đại đoàn kết dân tộc. Tất cả chúng sinh đều có Phật tính bình đẳng vì vậy chúng ta phải luôn tôn trọng lẫn nhau, kể cả những loài động vật khác. Vì vậy, không thể có sự phân biệt đối xử. Chúng ta cùng cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh đều được an lạc hạnh phúc. Sự bùng nổ của xung đột, các vấn đề sắc thái dân tộc, tôn giáo, chủng tộc gần đây là một dấu hiệu suy giảm đạo đức tâm linh”.

Chủ tịch Walubi Siti Hartati Murdaya nói: “Đại lễ Vesak 2017, Phật giáo đồ Indonesia ý thức được tất cả chúng sinh đều có Phật tính bình đẳng như nhau, không có sự phân chia giai cấp mà cùng một dòng máu đỏ, cùng giọt nước mắt mặn như lời Phật dạy, tự mỗi người chúng ta nâng cao giá trị của bản thân mình. Đại lễ Phật Đản năm nay, phật tử chúng ta cùng cầu nguyện nước Cộng hòa Indonesia luôn được phát triển bền vững, nhân dân bách tính luôn được an lạc hạnh phúc”.

Vân Tuyền
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm