Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ngày Tết cổ truyền như "la bàn" định hướng

Cánh diều dù bay bổng đến đâu cũng nương tựa vào sợi dây để giữ thế thăng bằng, con thuyền ngang dọc giữa đại dương luôn có một thứ “la bàn” để con thuyền không lạc hướng. Con người cũng vậy, dù có đi xa đến đâu đi chăng nữa thì gia đình vẫn luôn là nơi ta muốn tìm về. “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”.

“Về quê ăn Tết” – Câu nói như một tiếng reo vui của những người con xa nhà. Sau quãng thời gian dài rời quê hương để tìm đến chân trời tri thức, đây là lúc chúng ta được trở về sum họp bên những người thân yêu. Thế mới nói Tết là thời điểm đoàn viên, nơi những yêu thương được thắp sáng.

Năm tháng sinh viên điều khiến tôi nhớ nhất chính là tâm trạng háo hức của các bạn khi sắp được về quê vào những dịp nghỉ lễ. Nhìn cảnh các bạn chọn mua quà cho người thân bằng những đồng lương đầu tiên của mình rồi kể những việc sẽ làm khi về nhà tôi cũng thấy vui lây. Trong ánh mắt của những người con xa nhà, khi nhắc đến gia đình luôn chứa đựng niềm hạnh phúc khó tả, một cảm giác biết ơn xen lẫn với sự xót xa. Xót xa vì thời gian càng trôi nhanh thì ông bà càng già, cha mẹ rồi cũng chẳng ở bên ta lâu nữa nhưng vì công việc mưu sinh nên đành phải xa gia đình.

Trước đây tôi đã đọc được dòng tâm sự của một người con xa quê đi lập nghiệp. Những con chữ ấy làm tôi nhớ mãi, nó dạt dào cảm xúc và chứa đựng biết bao nỗi niềm. 

“Chúng tôi bước đi bằng niềm tin yêu và tự hào có pha lẫn kỳ vọng của gia đình. Lớn lên và trưởng thành từ những va chạm, khó khăn và cả sự so sánh của người đời; nhưng sau tất cả, điều mà tất cả mọi người đều cần đến đó là một tình yêu thương thật bình dị và hạnh phúc là được sống trọn vẹn yêu thương với gia đình. Vậy nhưng để hòa hợp với cuộc sống tấp nập và nhộn nhịp của Sài Gòn thì mọi người phải cùng nhau cố gắng tiến lên phía trước và vượt qua cái nghèo. Nhưng vì quá lạm dụng vào điều đó nên nhiều người lúc nào cũng mải mê với công việc mà lãng quên mất hai chữ gia đình”. 

Cánh diều dù bay bổng đến đâu cũng nương tựa vào sợi dây để giữ thế thăng bằng, con thuyền ngang dọc giữa đại dương luôn có một thứ “la bàn” để con thuyền không lạc hướng. Con người cũng vậy, dù có đi xa đến đâu đi chăng nữa thì gia đình vẫn luôn là nơi ta muốn tìm về. “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bạn có thấy trong cuộc sống này, dù đang ở địa vị nào, có mạnh mẽ đến nhường nào đi chăng nữa khi trở về nhà ta cũng trở nên bé nhỏ và yếu đuối vô cùng. Lại trở về với hình ảnh cậu bé, cô bé gối đầu lên chân bà những buổi trưa nắng hạ, ngồi bên mẹ để kể những câu chuyện không đầu không cuối, kể hết những khó khăn trong việc học tập rồi bạn bè, đồng nghiệp có khúc mắc ra sao.

Căn nhà của cha mẹ, đó là nơi “trú ẩn” bình yên nhất của những người con. Thành công hay thất bại, mỗi khi trở về căn nhà ấy lúc nào cũng mở rộng cửa đón chào. Về đó cho dù tóc có phai màu, ta vẫn được nuông chiều như thuở tóc còn xanh non dại.

Thời gian không chờ đợi ai và yêu thương cũng thế. Yêu thương không chỉ là lời nói. Nó nằm trong ý nghĩ, hành động và sự quan tâm của ta dành cho người thân. Hãy thể hiện tình yêu thương khi bạn còn có thể. Đừng để khi thời gian trôi qua chúng ta lại ân hận vì không thể ở bên người thân. 

Lúc đó xin đừng trở về rồi khóc thương khi cầm những kỉ vật còn sót lại, oán trách sao họ không chờ bạn. Bởi bạn nào có biết thời gian chìm đắm trong những trò chơi hiện đại, thú vui mới lạ bạn đã quên mất hình ảnh người thân đang trông ngóng bạn trở về. Có chờ có đợi bạn đó chứ, nhưng bạn nào có biết đâu?  

Vì gia đình là bến đỗ bình yên sau những lo toan bộn bề của cuộc sống, nên chúng ta hãy giữ lửa cho tổ ấm bằng những yêu thương và tin tưởng, sẻ chia và nhường nhịn, ân cần và chăm sóc, từ những điều nhỏ nhặt hằng ngày đến những kế hoạch dài hạn trong tương lai.

Hạnh phúc, vốn không phải là đích đến xa vời mà chính là trải nghiệm trên hành trình chúng ta đang đi. Hạnh phúc thật sự và lâu bền nhất, chính là sự góp nhặt những yêu thương bình dị trong hành trình cuộc đời. Và hành trình ấy luôn có một điểm tựa để trở về, đó chính là Gia đình.

Xin gửi tới các bạn bài thơ “Hạnh phúc đến từ những điều bình dị” của tác giả: Đinh Thị Trang Nhung như lời nhắn gửi chân thành của người viết tới những người con đang phải xa gia đình. Hi vọng Tết này bạn sẽ được trở về, bên những người thân yêu để có được tình yêu thương bình dị và ấm áp!

Về nhà đi nhé…
Về với bếp lửa hồng đang đợi
Bao yêu thương chẳng nói được bằng lời
Về nhà đi thôi…
Nơi dáng mẹ lưng còng trước ngõ
Ngóng con về mắt đỏ 
Cha trầm ngâm bên ấm trà chiều
Về đi, về với những thương yêu
Tiền bạc chẳng thể nào đong đếm
Bỗng nhói lòng nắm bàn tay cha mẹ
Vết chai sần ghi dấu ấn thời gian
Về đi, bao lợi danh không màng
Đâu cứ phải giàu sang là hạnh phúc
Giá trị của yêu thương không phải là vật chất
Mà đó là tấm lòng bạn gửi trao
Về đi nghe tiếng gió lao xao
Bờ đê chiều đàn trâu thong dong bước
Về nhà thôi, đừng mải mê công việc
Bởi thời gian bên cha mẹ chẳng còn nhiều
Diệu Âm Minh Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Phật giáo thường thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Là người khéo biết an trú vào Phật pháp

Phật giáo thường thức 07:25 19/04/2024

Vốn dĩ thế giới bên ngoài dao động, tâm chạy theo sinh khởi bất an. Làm sao để tâm an trước sự thay đổi của thế giới bên ngoài? Đây là một điều khó, nếu một người không có sự tu tập đúng đắn.

Yếu nghĩa của Dược sư quán đỉnh Chân ngôn

Phật giáo thường thức 06:37 19/04/2024

Kinh Dược Sư chép rằng: đức Thích Ca Như lai bảo với Mạn Thù Thất Lợi để nhắc tích rằng: “Bấy giờ đức Thế Tôn kia vào định tam ma địa tên là “Dứt trừ tội khổ cho tất cả chúng sinh”.

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Phật giáo thường thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Xem thêm